0931 79 92 92

Thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động

Thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động

Trong tình hình kinh tế phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, hoạt động cho thuê lại lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động, giúp người lao động tìm được công việc phù hợp, mà còn giúp rút ngắn thời gian của quá trình tuyển dụng. 

Thủ tục xin giấy phép cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động được hiểu là hoạt động mà người lao động giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động là doanh nghiệp khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. 

(CSPL: Điều 52 Bộ luật Lao động 2019)

Điều kiện đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Nghị định 145/2020/NĐ-CP):

  • Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; (Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện tại Điều 21 Nghị định này)
  • Có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.
Điều kiện đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về người đại diện theo pháp luật và điều kiện về ký quỹ tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện: Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép. 
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng. 

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 05 Phụ lục III).
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật (mẫu số 07/Phụ lục III).
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật (nếu là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch). Các văn bản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng, văn bản nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt, chứng thực.
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (nếu là văn bản nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt, chứng thực theo quy định pháp luật).
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm hoặc văn bản công nhận kết quả bầu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là văn bản nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt, chứng thực theo quy định pháp luật).
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động (mẫu 01/Phụ lục III).

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

Theo Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động như sau:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
  • Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

MẪU VĂN BẢN: XEM TẠI ĐÂY

STTBiểu mẫu
1 NA1 tr6Tải về
2Mẫu NA2 – thông tư số 04_2015_TT-BCATải về
3Mẫu NA3 – thông tư số 04_2015_TT-BCATải về

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng điền vào form liên hệ vào mục dưới hoặc gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ,thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng,uy tín và hiệu quả!

.
.
.
.
# # #