Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không

Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không?

Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không

Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về độ tuổi đủ điều kiện để đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp con cái sinh ra khi mà ba mẹ chưa đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Câu hỏi được đặt ra liệu việc cha mẹ sinh con trong trường hợp chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn được khai sinh cho con hay không? Nguyên Luật sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay tại bài viết dưới đây!

Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Điều 13 Luật trẻ em 2014 quy định Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; có cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật

Như vậy, quyền được khai sinh là quyền của trẻ em, được pháp luật công nhận và không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Mục đích của việc khai sinh con là ghi nhận danh tính và sự tồn tại của trẻ em trong xã hội. Do vậy, cha mẹ do dù chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn vẫn có thể thực hiện thủ tục khai sinh cho con theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
  • Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con như thế nào?

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con như thế nào?

Thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, việc cha mẹ đăng ký khai sinh cho con được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định ở trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
  2. Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
  3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định . 

Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật về chủ đề Chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có khai sinh cho con được không?. Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Cộng sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.

Trân trọng!


.
.
.
.
# # #