Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Điều kiện giảm vốn điều lệ công ty FDI - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Điều kiện giảm vốn điều lệ công ty FDI

Điều kiện giảm vốn điều lệ công ty FDI

Điều kiện giảm vốn điều lệ công ty FDI

Vốn điều lệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của một doanh nghiệp. Đây không chỉ là nguồn tài chính mà còn là nền móng, là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển bền vững trong thị trường kinh doanh ngày nay.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty FDI là gì?
Vốn điều lệ của công ty FDI là gì?

Chính vì vậy trong trường hợp Doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI có nhu cầu giảm vốn điều lệ để tối ưu hoá bộ máy và cải thiện lợi nhuận, hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải nắm rõ các điều kiện giảm vốn.

1. Vốn điều lệ của công ty FDI là gì?

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, vốn được chia thành hai loại: vốn đầu tư và vốn điều lệ. Trong đó:

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp hoặc là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.
  • Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư có thể bao gồm: vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần hoặc góp toàn bộ), vốn vay từ ngân hàng,

2. Các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty FDI

Các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty FDI
Các trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty FDI

Đối với các loại công ty khác nhau, các trường hợp giảm vốn cũng được quy định khác nhau, cụ thể:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên.
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Lưu ý: 

Trừ trường hợp giảm vốn điều lệ do vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Thông báo này phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; Vốn điều lệ, số vốn đã giảm; Thời điểm và hình thức giảm vốn; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo đó, cần phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.

Cơ sở pháp lý: Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
    • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
    • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Cơ sở pháp lý: Điều 87 Luật doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.
  • Vốn điều lệ không được các thành viên, chủ sở hữu, hoặc cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020.

Những lưu ý khi thực hiện giảm vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Những lưu ý khi thực hiện giảm vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

3. Những lưu ý khi thực hiện giảm vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trường hợp 1: Nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên thì công ty phải góp đủ vốn đầu tư, vốn điều lệ đúng thời hạn và được ghi nhận tại Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công ty chỉ được trả lại một phần cho các thành viên/ Cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty.

Trường hợp 2: Vốn điều lệ không được các thành viên/Chủ sở hữu/Cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty thực hiện giảm vốn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ (Khoản 4 Điều 47 và Khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trường hợp 3: Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ trong trường hợp cổ đông chưa góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ giảm vốn, hội đồng quản trị lập phương án và thực hiện bán cổ phần chưa thanh toán cho các cổ đông hiện hữu, trường hợp không có cổ đông hiện hữu mua, Hội đồng quản trị chào bán riêng lẻ theo quy định về chào bán cổ phần và chào bán cổ phần riêng lẻ tại Luật doanh nghiệp 2020.

Trên đây là thông tin về các trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty FDI mà Nguyên Luật đa thông tin đến các bạn. Nếu có thắc mắc về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này vui lòng liên hệ với Nguyên Luật để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất thông qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #