Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường kinh doanh cởi mở và nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cũng đi kèm với nhiều thủ tục và quy định cần lưu ý. Bài viết này sẽ điểm qua một số lưu ý quan trọng để giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể thuận lợi trong việc thành lập và vận hành công ty của mình tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Ngoài ra, theo Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về loại doanh nghiệp này như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN thì doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên thì có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
  • Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Lưu ý về mặt pháp lý

Khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài phải áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam, nhà đầu tư còn phải xem xét và áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tùy thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư, sẽ có những quy định quốc tế song phương hoặc đa phương mà nhà đầu tư cần phải tuân thủ theo. Việc áp dụng các điều ước quốc tế này không chỉ giúp bảo vệ những quyền lợi của nhà đầu tư mà còn tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và công bằng góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác. 

Ngoài ra, khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư cũng cần xem xét các quy định về tỷ lệ vốn góp tối đa mà họ được phép nắm giữ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số ngành nghề kinh doanh có thể yêu cầu tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải nằm trong một giới hạn nhất định, và điều này cũng có thể được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tóm lại, quá trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một quá trình phức tạp, yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm vững không chỉ các quy định pháp luật trong nước mà còn các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và duy trì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sau đây là một số các văn bản pháp lý Việt Nam áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam:

  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN – ACIA
  • Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ – AFAS (2014)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa: ASEAN với Trung Quốc – ACFTA, ASEAN với Hàn Quốc – AKFTA, ASEAN với Australia/New Zealand – AANZFTA, ASEAN với Ấn Độ – AAFTA, Việt Nam với Hàn Quốc – VKFTA (Các Hiệp định trên sau đây gọi tắt là FTAs).
  • Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản – AJCEP.
  • Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ – BTA.
  • Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản (BIT Việt – Nhật); Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản – VJEPA.
  • Luật Đầu tư năm 2020.
  • Các văn bản hướng dẫn Luật đầu tư năm 2020.

Lưu ý về điều kiện đầu tư

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là những quy định mà nhà đầu tư nước ngoài buộc phải tuân thủ khi thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên cùng với các quy định trong pháp luật và các nghị định liên quan của Việt Nam. Những điều kiện này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi của cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một số điều kiện đầu tư phổ biến đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế\
  • Hình thức đầu tư.
  • Phạm vi hoạt động đầu tư
  • Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. 

Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Một số lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:

  • Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định về hạn chế tiếp cận đối với các ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được phép tiếp cận như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
  • Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:
  • Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó
  • Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của văn bản đó.
  • Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.
  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.
  • Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
  • Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
  • Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
  • Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Lưu ý về nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Phần lớn các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường tại Việt Nam đã được mở cửa toàn diện, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành đầu tư. Các ngành nghề này được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt mà việc đầu tư chỉ cho phép thực hiện bởi các tổ chức. Các yêu cầu này thường nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Việc xác định đầu tư có thể là cá nhân hay tổ chức được xác định trên cơ sở lĩnh vực đầu tư và được ghi nhận cụ thể trong Điều ước quốc tế đối với phân ngành đó hoặc trong các văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh đó.

Lưu ý về vốn đầu tư và vốn điều lệ

Các điều ước cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định các điều kiện về mức vốn đầu tư/vốn điều lệ tối thiểu phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam ở một số ngành, nghề nhất định. Một số lĩnh vực yêu cầu có mức vốn tối thiểu áp dụng cho các nhà đầu tư như:  giáo dục, phòng khám, bệnh viện, kinh doanh vận tải hàng không, chứng khoán….. Đối với các ngành nghề không quy định mức vốn đầu tư tối thiểu cá nhân, tổ chức đầu tư có thể xác định vốn đầu tư/vốn điều lệ của công ty dựa trên các căn cứ sau:

  • Khả năng, năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức;
  • Phạm vi, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Giá trị hợp đồng sẽ ký kết với đối tác.

Cần lưu ý, việc góp vốn đầu tư cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Quá thời hạn trên Giấy chứng nhận đầu tư Ngân hàng mở tài khoản vốn có thể sẽ từ chối việc tiếp nhận vốn đầu tư. Đối với vốn Điều lệ thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các nhà đầu tư phải góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ góp vốn theo hình thức chuyển khoản từ tài khoản nước ngoài vào tài khoản vốn của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Lưu ý về địa điểm thực hiện dự án/ trụ sở của công ty
Lưu ý về địa điểm thực hiện dự án/ trụ sở của công ty

Lưu ý về địa điểm thực hiện dự án/ trụ sở của công ty

Tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về trụ sở của doanh nghiệp: “Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Do vậy, nhà đầu tư khi thuê cần chọn địa chỉ thuê rõ ràng, bên cho thuê phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp.

Ngoài ra, căn cứ Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014, Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể. Trường hợp đặt tại tòa nhà hỗn hợp phải có bản sao một trong các tài liệu sau để chứng minh phần đi thuê được sử dụng vào mục đích thương mại:

  • Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện) có ghi chi tiết trụ sở mà doanh nghiệp đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Chủ đầu tư dự án về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Ban Quản trị chung cư về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Hợp đồng chuyển nhượng có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Hợp đồng thuê trụ sở có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký.

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư 06/2019/TT-NHNN
  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
  • Luật doanh nghiệp 2020

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về các lưu ý khi muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về các vấn đề thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #