0931 79 92 92

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần là nền tảng quan trọng giúp bảo vệ lợi ích của các cổ đông và đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động của công ty. Bài viết này, Nguyên Luật sẽ cung cấp một số thông tin cho quy khách hàng để hiểu và thực hiện đúng các quyền của cổ đông, giúp khách hàng bảo vệ tài sản đầu tư và góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.

Cổ đông trong công ty cổ phần là gì?

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. 

Cổ phần chính là phần vốn góp của cá nhân, tổ chức góp vào trong công ty cổ phần gọi là vốn điều lệ. 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần?

Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần?
Các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần?

2.1. Quyền của cổ đông phổ thông

Theo quy định tại Điều 115 Luật doanh nghiệp thì cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

  • Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
  • Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó; Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng).

  • Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
    • Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.
    • Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
    • Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.
    • Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.

Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

  • Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:
    • Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
    • Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
  • Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

2.2. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Theo quy định tại Điều 116 Luật doanh nghiệp thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:

  • Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

2.3. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

Theo quy định tại Điều 117 Luật doanh nghiệp thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:

  • Nhận cổ tức theo quy định của pháp luật.
  • Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

2.4. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về các quy định của pháp luật về các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về các quy định của pháp luật đối với thông tin liên quan đến cổ đông trong công ty cổ phần, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #