Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Em ruột của người chồng có được hưởng thừa kế từ người chồng đã chết không? Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế gồm những tài sản nào? - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Em ruột của người chồng có được hưởng thừa kế từ người chồng đã chết không? Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế gồm những tài sản nào?

Em ruột của người chồng có được hưởng thừa kế từ người chồng đã chết không? Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế gồm những tài sản nào?

Em ruột của người chồng có được hưởng thừa kế từ người chồng đã chết không? Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế gồm những tài sản nào?

Câu hỏi:

Xin chào Nguyên Luật, chồng tôi có một người em trai. Vào năm 2023, chồng tôi vì tai nạn mà qua đời nên đã không kịp để lại di chúc. Sau khi nghe tin chồng tôi mất thì người em trai của chồng tôi liền gặp tôi và đòi chia di sản từ chồng của tôi.  Vậy luật sư cho tôi hỏi liệu người em trai của chồng tôi có được hưởng thừa kế tài sản của chồng tôi hay không? Và di sản của người chồng tôi dùng để chia thừa kế gồm những tài sản nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: 

Nguyên Luật xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau đây, Nguyên Luật sẽ dựa trên quy định của pháp luật hiện hành để giải đáp thắc mắc giúp quý khách hàng.

Trong pháp luật Việt Nam, vấn đề thừa kế được quy định rõ ràng. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta cần xem xét hai khía cạnh chính: quyền thừa kế của em ruột người chồng đã chết và các tài sản được dùng để chia thừa kế.

Quyền thừa kế của em ruột người chồng đã chết

Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp chia thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015
Quyền thừa kế của em ruột người chồng đã chết
Quyền thừa kế của em ruột người chồng đã chết

Và tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

Theo đó, trường hợp chồng bạn chết không để lại di chúc nên di sản của chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật từ người chồng đã chết của bạn sẽ bao gồm bạn, cha, mẹ của chồng, con của bạn. Tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, em ruột của người chồng đã chết của bạn nằm trong hàng thừa kế thứ hai. Điều này có nghĩa là nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người này từ chối nhận thừa kế hoặc không có quyền thừa kế, em ruột mới có quyền được hưởng thừa kế.

Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế bao gồm:

  • Tài sản riêng của người chết: Bao gồm tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được tặng cho riêng, tài sản được thừa kế riêng và những tài sản được xác định là tài sản riêng khác theo quy định pháp luật.
  • Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác: Nếu người chết có tài sản chung với người khác (ví dụ: tài sản chung của vợ chồng), phần tài sản của người chết trong tài sản chung này cũng được xem là di sản thừa kế.
Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế
Di sản của người chồng đã chết dùng để chia thừa kế

Dựa theo quy định trên thì ngoài tài sản thuộc sở hữu riêng của chồng bạn trước khi mất là di sản thừa kế thì phần tài sản trong tài sản chung của chồng bạn với người khác vẫn được coi là di sản thừa kế, phần di sản này được xác định theo tỷ lệ sở hữu tài sản của chồng chị trong phần tài sản chung đó.

Trên đây là phần giải đáp của Nguyên Luật thông tin đến thắc mắc của quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #