Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật? - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

Xin chào Nguyên Luật!

Tôi muốn hỏi nếu việc kết hôn là không đúng pháp luật thì ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn này?

Trả lời:

Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Nguyên Luật tư vấn pháp lý như sau:

I/ Cơ sở pháp lý

-Luật hôn nhân và gia đình 2014

II/ Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

1. Thế nào là kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn trái pháp luật được định nghĩa như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Vậy theo khoản 6 Điều 3 trên đây thì kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn nhưng vi phạm các điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 8 trong cùng văn bản pháp luật, bao gồm:

– Quy định về độ tuổi: Độ tuổi kết hôn của nam là “từ đủ 20 tuổi trở lên”, của nữ là “từ đủ 18 tuổi trở lên”.

– Quy định về ý chí của các bên: Việc kết hôn phải là sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ. Hai bên phải tự nguyện quyết định việc kết hôn này.

– Quy định về năng lực chủ thể: Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều này thì cả hai bên nam nữ chỉ cần không thuộc vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Vậy Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không đề cập đến trường hợp hai bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Quy định về các trường hợp vi phạm điều cầm: Việc kết hôn của hai bên không được rơi vào các trường hợp cấm mà Luật này quy định tại Điều 5, cụ thể là:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Tóm lại, nếu việc kết hôn không đáp ứng đủ bốn nhóm điều kiện được quy định tại khoản 1, Điều 8 trên đây thì được xem là việc kết hôn trái pháp luật.

2. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

Đối với việc kết hôn trái pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  • Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Ngoài các nhóm chủ thể trên đây thì Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn mở rộng các trường hợp được quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Các cá nhân, tổ chức khác ngoài các chủ thể trên đây nếu phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị các nhóm cơ quan trên đây yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

☎ Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Trung)

? Email: luatsu@nguyenluat.com


.
.
.
.
# # #