0931 79 92 92

Bảo hiểm cho người giúp việc

Bảo hiểm cho người giúp việc

Bảo hiểm cho người giúp việc

Hỏi: 

Xin chào Nguyên Luật,

Tôi năm nay 40 tuổi, công việc chính của tôi là giúp việc tại gia đình, tôi làm được gần 2 năm rồi, trước khi vào làm tôi có ký hợp đồng lao động 2 năm với chủ nhà. Tôi nghe mọi người nói người giúp việc cũng được đóng bảo hiểm bình thường. Nay, cho tôi hỏi trường hợp trên của tôi có nằm trong những đối tượng được đóng bảo hiểm không?

Mong  Luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Chúng tôi cung cấp ý kiến pháp lý như sau:

1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH:

Căn cứ theo Điều 180 Bộ luật lao động 2012, quy định về Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

“1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình

  1. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày
  2. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chổ ở”.

Từ những quy định trên, bắt buộc người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc nhà, lưu ý trong hợp đồng phải ghi rõ mức lương bao nhiêu, kỳ hạn trả như thế nào, chế độ làm việc 1 ngày bao nhiêu giờ. Trong hợp đồng các điều khoản chi tiết và rõ ràng thì càng có lợi cho người giúp việc.

  1. NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM :

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 181 Bộ luật lao động 2012, quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động là:

“ Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm”.

Đồng thời, khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định thêm như sau:

“ Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghĩ phép hằng năm theo quy định”

Mặt khác, Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP cũng quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.”

KẾT LUẬN: Từ những quy định trên, trường hợp trên của bạn được giải thích như sau:

Người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng lao động với bạn, cụ thể ở đây là 2 năm. Do đó, chủ nhà đã thực hiện đúng nghĩa vụ bắt buộc của mình về hợp đồng lao động, tuy nhiên lại không bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho bạn mà thông qua việc trả lương, thì họ sẽ trả đồng thời một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động để người giúp việc tự đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

☎ Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Trung)

? Email: luatsu@nguyenluat.com


.
.
.
.
# # #