0931 79 92 92

Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Nhờ chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân và tổ chức nước ngoài có ý định thành lập công ty tại đây. Khi các nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Việt Nam, một trong những mối quan tâm hàng đầu là liệu họ có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp được hay không và quy trình cụ thể mất bao nhiêu thời gian.

Đề giải đáp thắc mắc, trong bài viết này Nguyên Luật sẽ giúp giải đáp những thắc mắc này, nhằm giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một loại hình đầu tư để thành lập các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Tổ chức kinh tế theo khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư 2020 được định nghĩa bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong quy định nêu trên không xảy ra trường hợp cá nhân nước ngoài không được thành lập, theo đó, cá nhân nước ngoài có quyền đầu tư, thành lập và quản lý doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020, câu hỏi về “cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp” là được phép và có thể đầu tư, thành lập một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?
Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?

Cá nhân hoặc tổ chức người nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Việt Nam.

Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Điều kiện về mặt chủ thể

Người nước ngoài được phép thành lập công ty tại Việt Nam khi:

  • Đủ tuổi thành niên
  • Đủ năng lực về hành vi dân sự
  • Không bị truy cứu về hình sự
  • Không đang chấp hành án phạt
  • Quốc tịch thuộc thành viên WTO.
Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Điều kiện cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Ngày nay, có nhiều ngành nghề kinh doanh mà quy định hạn chế không cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Điều kiện về việc tiếp cận thị trường

Khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện về việc tiếp cận thị trường và những cam kết theo quy định của 318/WTO/CK tương ứng với phạm vi hoạt động và dịch vụ kinh doanh của Việt Nam. Nếu những ngành nghề đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì cần phải đáp ứng các điều kiện do luật đã định ra, bao gồm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức, hình thức đầu tư, và phạm vi hoạt động đầu tư, để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Quy trình người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần tiến hành các thủ tục như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam bao gồm:

  • Văn bản thương nhân nước ngoài đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư: Mẫu A.I.1 tại Phụ lục Thông tư số 25/2023/TT-BKHĐT
  • Đề xuất dự án đầu tư được trình bày kê khai chi tiết, giải trình rõ ràng,…
  • Bảo sao hợp lệ những giấy tờ định danh của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
  • Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng để đầu tư.
  • Văn bản giải trình đáp ứng các điều kiện để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở công ty, như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận và xác nhận là hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu hồ sơ bị từ chối, cơ quan chức năng sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu lý do cụ thể.

Quy trình người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Quy trình người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tùy loại hình công ty mà nhà đầu tư cần chuẩn bị các thành phần hồ sơ tương ứng. Những tài liệu cơ bản bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tương ứng với loại hình công ty:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân: mẫu tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên: mẫu tại Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên: mẫu tại Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: mẫu tại Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh: mẫu tại Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Điều lệ của công ty dự định thành lập.
  • Danh sách chủ sở hữu, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hay danh sách thành viên.
  • Bản sao được chứng thực hợp lệ giấy tờ cá nhân nếu thành viên hay cổ đông là cá nhân. 
  • Đối với thành viên hay cổ đông là tổ chức thì cần có quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản có giá trị tương đương, cùng với giấy tờ chứng thực cá nhân kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn của tổ chức tại Việt Nam.
  • Bản sao được chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy ủy quyền (Nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ diễn ra tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xem xét tính hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân và các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về các điều kiện cá nhân nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, thực hiện toàn bộ các thủ tục về thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #