0931 79 92 92

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nhiều Doanh nghiệp có chủ trương thực hoạt động đầu tư ra nước ngoài với mục đích mở rộng thị trường, tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và khai thác tiềm năng về công nghệ. Hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến và luôn được nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, điều kiện để các nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là gì? Trong bài viết này, Nguyên Luật sẽ chia sẻ đến bạn một cách chi tiết nhất.

Khái niệm đầu tư ra nước ngoài

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện các dự án đầu tư khác. Nhìn chung thì hoạt động đầu tư về bản chất là việc nhà đầu tư thêm vốn của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thu về những kết quả nhiều hơn nguồn vốn đã bỏ ra. Các kết quả đạt được đó có thể là tài sản bằng tiền hoặc tài sản bằng vật chất, kết quả này ngoài việc làm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho nhà đầu tư thì con đồng thời làm tăng thêm của cải vật chất và sự phát triển cho xã hội.

Khái niệm đầu tư ra nước ngoài
Khái niệm đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một nước mà đã vươn ra nước ngoài. Theo Khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Đặc điểm đầu tư ra nước ngoài 

Thứ nhất, chủ thể đầu tư ra nước ngoài là các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội đầu tư, mở rộng và thâm nhập sâu vào thị trường thế giới. Từ đó làm tăng cao lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Các nhà đầu tư tận dụng các ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư và lợi thế của mình để tính toán nên đầu tư vào nước nào và bằng hình thức nào để thu về lợi nhuận cao nhất.

Thứ hai, có sự chuyển dịch vốn và tài sản qua biên giới Việt Nam để chuyển sang các nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài được hiểu là, từ góc độ Việt Nam là nước xuất khẩu tư bản, đem vốn và tài sản để đầu tư sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm mục đích lợi nhuận. Các loại vốn từ Việt Nam sang các nước tiếp nhận đầu tư có thể là vốn chứng khoán, vốn vay nội bộ, vốn từ tái đầu tư hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên …

Thứ ba, hình thức đầu tư ra nước ngoài có thể thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Thứ tư, mục đích đầu tư ra nước ngoài là để tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư ra nước ngoài đang hoạt động nhằm mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn cũng như đem sản phẩm của mình vào thị trường thế giới, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. So với việc chỉ đầu tư trong nước, việc mở rộng thị trường ra đầu tư nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn. Vì thế có thể nói tìm kiếm lợi nhuận luôn là mục đích hàng đầu và là mục tiêu cao nhất của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn có các mục đích khác như mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu, tận dụng nguồn nhân công và tài nguyên phục vụ sản xuất dồi dào …

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là giấy phép hoạt động kinh doanh, do những cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức có vốn đầu tư từ nước ngoài ở Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Cơ quan Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dưới hình thức văn bản hoặc bản điện tử và trên đó sẽ ghi rõ các thông tin đăng ký của nhà đầu tư.

Theo Điều 40 của Luật Đầu tư 2020 thì giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm các thông tin quan trọng sau:

  • Tên dự án đầu tư: Thông tin về tên chính xác của dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư: Tên của nhà đầu tư hoặc tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
  • Mã số dự án đầu tư: Mã số đặc trưng cho dự án đầu tư, giúp xác định dự án một cách định danh.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Địa điểm cụ thể mà dự án đầu tư sẽ được thực hiện, kèm theo diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư: Mô tả ngắn gọn về mục tiêu và quy mô của dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án, bao gồm cả vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư: Thời gian dự kiến hoạt động của dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Bao gồm tiến độ góp vốn và huy động nguồn vốn, cũng như tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chính của dự án đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn, cần quy định rõ tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
  • Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Thông tin về bất kỳ ưu đãi hay hỗ trợ nào mà dự án đầu tư được hưởng, kèm theo căn cứ và điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư: Bất kỳ điều kiện nào đối với nhà đầu tư mà họ cần tuân thủ hoặc thực hiện trong quá trình thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định tại Điều 60 Luật đầu tư 2020, để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư 2020.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020 ( được hướng dẫn bởi Điều 71 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về bất cứ vấn đề nào về điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #