Điều kiện để trở thành công ty đại chúng
Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, với mong muốn mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, ngày càng nhiều càng nhiều doanh nghiệp muốn trở thành công ty đại chứng để thực hiện việc huy động vốn từ công chúng thông qua việc phát hành chứng khoán.
Vậy điều kiện để trở thành công ty đại chúng là gì? Nguyên Luật sẽ giải đáp cho quý bạn đọc ngay tại bài viết dưới đây!
Công ty đại chúng là gì?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Điều kiện thành lập công ty đại chúng
Từ những định nghĩa ở trên, Công ty cổ phần muốn trở thành công ty đại chúng cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng và trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, công ty phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường có tổ chức;
- Có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Có tổi thiểu 10% cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ ba mươi tỷ đồng Việt Nam trở lên và đã nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
Theo quy định tai Điều 33 Luật Chứng khoán 2019, để có thể nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, công ty cổ phần cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
- Giấy đăng ký công ty đại chúng;
- Điều lệ công ty;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác;
- Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
- Danh sách cổ đông.
Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
Theo quy định tại Điều 34 Luật Chứng khoán 2019, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Công bố thông tin theo quy định của Luật này;
- Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;
- Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
- Công ty đại chúng được thành lập từ Công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;
- Công ty đại chúng được thành lập từ Công ty cổ phần đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcnày phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được liệt kê ở trên, công ty đại chúng còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng
Việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả;
- Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông;
- Bảo đảm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông;
- Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty;
- Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty;
- Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng.
Trân trọng!
Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Công sự tại địa chỉ:
- Trụ sở: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.