Điều kiện được thuê lao động nước ngoài
Hiện nay, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Lực lượng lao động này đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các Doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật; để đưa người lao động nước ngoài vào làm việc. Vậy điều kiện được thuê người lao động nước ngoài vào làm việc
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản pháp luật liên quan; người lao động nước ngoài muốn vào làm việc ở Việt Nam thì lao động nước ngoài phải là người:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
– Có giấy phép lao động, trừ các trường hợp được miễn.
Thủ tục để sử dụng lao động nước ngoài
Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động
Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó:
Về hồ sơ:
– Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (theo mẫu);
– Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì gửi báo cáo giải trình thay đổi (theo mẫu).
Về trình tự thực hiện:
Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là cơ quan chấp thuận) trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi, cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài tới doanh nghiệp.
(Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)
Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động
Về hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu);
– Văn bản chứng minh là chuyên gia;
– Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật:
– Văn bản chứng minh người lao động đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
– Văn bản chứng minh người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– 02 ảnh màu chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
– Một số giấy tờ liên quan khác.
Về trình tự thực hiện:
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động dự kiến bắt đầu làm việc thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động làm việc.
Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; người lao động được cấp giấy phép lao động.
(Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)
Phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ
Theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu:
– Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Ngoại trừ:
– Quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển trước ít nhất 12 tháng;
– Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp. Hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h. Nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi; để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!
Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)