0931 79 92 92

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến nhiều cơ hội hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, một trong những hình thức phổ biến để xúc tiến thị trường là thành lập các văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc kinh doanh không hiệu quả và có nhu cầu giải thể văn phòng đại diện/ chi nhánh, Doanh nghiệp cần tìm hiểu pháp luật Việt Nam để thực hiện các thủ tục đúng pháp luật. Thông qua bài viết này, Nguyên Luật sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về quy trình pháp lý liên quan đến giải thể văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là:

Văn phòng đại diện là đơn vị do thương nhân nước ngoài lập tại Việt Nam, hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật Việt Nam. Mục đích chính của văn phòng đại diện là nghiên cứu thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật cho phép. 

Theo Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhận phải đáp ứng các điều kiện dưới đây để thành lập văn phòng đại diện: 

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại 2005, chi nhánh của thương nhận nước ngoài là:

Đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh trực tiếp theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chi nhánh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có thể tự ký hợp đồng, mua bán hàng hóa, dịch vụ và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, điều kiện thành lập chi nhánh là: 

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Hồ sơ, thủ tục giải thể văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 07/2016.NĐ-CP thì chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
  • Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
  • Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
  • Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh vì:
  • Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
  •  Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.
  • Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
  • Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
  • Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện về thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Căn cứ Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh là các loại giấy tờ sau đây:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo Mẫu TB quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
  • Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 07/2016/NĐ-CP có 03 bước để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình giải thể văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình giải thể văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình giải thể văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Trên đây là thông tin khái quát về hồ sơ giải thể văn phòng đại diện/chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam năm 2024 mà Nguyên Luật cung cấp cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết thì có thể liên hệ đến chúng tôi thông qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #