0931 79 92 92

Logo công ty có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu hay không?

Logo công ty có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu hay không

Logo công ty có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu hay không?

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phát triển hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Logo công ty, một phần không thể thiếu trong nhận diện thương hiệu, không chỉ giúp khách hàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ mà còn thể hiện giá trị và uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bảo vệ logo khỏi sự sao chép và sử dụng trái phép, câu hỏi đặt ra là liệu logo công ty có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu hay không? Bài viết dưới đây Nguyên Luật sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc này.

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,2022) thì nhãn hiệu được giải thích là là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Ngoài ra, theo điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,… chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Quyền đăng ký nhãn hiệu
Quyền đăng ký nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,2022) quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
    • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh
    • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,2022) quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: 

  • Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
    • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu
Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Như vậy, căn cứ theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) thì nếu logo công ty đáp ứng được điều kiện trên, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc  hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Thì bạn có thể đăng ký bảo hộ logo công ty mình dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.

Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Khi nhãn hiệu của bạn được đăng ký, bạn có quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó. Điều này giúp ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lặp, từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
  • Xây dựng thương hiệu: Một nhãn hiệu được bảo hộ giúp xây dựng và củng cố thương hiệu của bạn trên thị trường. Khách hàng có thể nhận diện và tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua nhãn hiệu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Sở hữu một nhãn hiệu độc quyền tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nó giúp bạn nổi bật so với các đối thủ và thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Phòng ngừa tranh chấp pháp lý: Đăng ký nhãn hiệu giúp bạn tránh các tranh chấp pháp lý với các doanh nghiệp khác. Nếu xảy ra tranh chấp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là bằng chứng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của bạn.
  • Gia tăng giá trị doanh nghiệp: Nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể trở thành tài sản có giá trị, có thể được bán, chuyển nhượng hoặc cấp phép sử dụng cho các bên khác. Điều này có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp.
  • Bảo vệ khách hàng: Đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, từ đó bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo rằng họ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng từ doanh nghiệp của bạn.
  • Hỗ trợ mở rộng thị trường: Nếu bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra quốc tế, việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác cũng rất quan trọng. Nó giúp bảo vệ thương hiệu của bạn tại các thị trường mới và tránh rủi ro bị xâm phạm quyền lợi.
Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tóm lại, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một bước đi chiến lược quan trọng giúp bảo vệ, phát triển và gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,2022)

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về đăng ký nhãn hiệu. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  • Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  • Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #