0931 79 92 92

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp rất phổ biến tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần cũng có mô hình cơ cấu tổ chức. Mô hình này đóng vai trò nền tảng, xác định bộ máy tổ chức, phân công trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ phận, góp phần nâng cao việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.

Vậy mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Nguyên Luật sẽ cung cấp cho quý khách hàng các thông tin cụ thể về câu hỏi này.

Khái niệm công ty cổ phần

Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp. Trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong công ty cổ phần sẽ bao gồm các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Khái niệm công ty cổ phần
Khái niệm công ty cổ phần

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức hoạt động theo một trong hai mô hình dưới đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: 

Mô hình thứ nhất gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có thể gọi Đại hội đồng là những người sở hữu công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty cổ phần. Hội đồng có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ những quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: Là người đảm nhiệm việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Đồng thời chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

Ban kiểm soát: Đây là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác trong mô hình tổ chức công ty cổ phần. Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng thành viên từ 03 đến 05. Đồng thời cần đảm bảo có ít nhất một thành viên trong Ban kiểm soát là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Tuy nhiên, trong trường hợp công ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì doanh nghiệp cơ cấu theo mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Mô hình thứ hai gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Ban kiểm toán nội bộ và Thành viên độc lập.

Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ hai không có Ban kiểm soát. Thay vào đó, công ty cổ phần sẽ có Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập. Hai bộ phận này sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với công tác quản lý và điều hành công ty. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập.

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Ban kiểm toán nội bộ và Thành viên độc lập.
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Ban kiểm toán nội bộ và Thành viên độc lập.

Ngoài ra, các bộ phận còn lại gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thì có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tương tự với mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Bộ Luật Dân sự 2015

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản các thông tin về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thông tin về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  • Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  • Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #