0931 79 92 92

Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không? Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thì có được không?

Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không? Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thì có được không?

Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không? Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thì có được không?

Hỏi: 

Xin chào Nguyên Luật tôi muốn biết trong trường hợp lập di chúc thì tôi có được chỉ định một người thừa kế nhất định không hay bắt buộc chỉ được chia cho cha, mẹ, vợ, con cái người trong gia đình tôi? Câu hỏi của anh Hoàng Tùng ở Vũng Tàu.

Trả lời: 

Chào anh, Nguyên Luật xin cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau đây Nguyên Luật sẽ dựa trên quy định của pháp luật hành để giải đáp thắc mắc giúp anh.

 Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế
Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế

Theo quy định tại Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế:

Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Như vậy trong trường hợp này anh hoàn toàn có thể chỉ định người thừa kế phần di sản thừa kế của mình, tuy nhiên trong một số trường hợp người không được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc tuy nhiên vẫn được hưởng ⅔ suất thừa kế theo pháp luật, đó là:

Theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì những người sau vẫn được hưởng phần di sản theo pháp luật:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Như vậy những người sau đây vẫn được nhận ⅔ phần di sản theo pháp luật.

Trong trường hợp người được chỉ định thừa kế không muốn nhận phần di sản thừa kế thì người thừa kế có quyền từ chối nhận phần di sản thừa kế đó:

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015: 

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Điều 620. Từ chối nhận di sản

Người từ chối phải lập thành văn bản, theo quy định tại Luật công chứng 2014:

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Nếu người thừa kế từ chối nhận phần di sản thừa kế của mình thì phần di sản này sẽ được xử lý như sau:

Theo Điểm c khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Phần di sản mà người thừa kế từ chối thì sẽ được phân chia theo pháp luật.

Phần di sản mà người thừa kế từ chối thì sẽ được phân chia theo pháp luật.
Phần di sản mà người thừa kế từ chối thì sẽ được phân chia theo pháp luật.

Tổng kết lại, anh có quyền tự chỉ định người thừa kế của mình theo quy định tại Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, ngoài người được chỉ định thì cần đảm bảo ⅔ phần di sản thừa kế theo pháp luật cho những người được hưởng phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

Trên đây là phần giải đáp của Nguyên Luật thông tin đến anh Hùng. Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của anh. Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ chị giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT 

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #