0931 79 92 92

Người nào có quyền thừa kế theo pháp luật? Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?

Người nào có quyền thừa kế theo pháp luật? Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?

Người nào có quyền thừa kế theo pháp luật? Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?

Hỏi: Xin chào Nguyên Luật, ông bà nội tôi đều cùng mất vì bệnh tật vào năm 2023, bởi vì ra đi đột ngột nên ông bà không để lại di chúc, ông bà có một căn nhà 165m2 trên thửa đất 200m2. Ông bà tôi có 5 người con bao gồm cả bố tôi – bối tôi đã mất vào năm 2018, tại thời điểm ông mất thì các chú, bác chưa thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Nay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc trang trải cho cuộc sống làm tôi không còn đủ sức để gồng gánh thêm tiền thuê nhà ở nên tôi mong muốn được ở trên đất đó để sinh sống và cũng là giữ hương khói của tổ tiên, tôi muốn hỏi Nguyên Luật theo quy định pháp luật tôi có được quyền quản lý di sản đó hay không? Nếu được thì tôi có nghĩa vụ quản lý như thế nào? Và vì bố tôi đã mất nên tôi có được hưởng di sản thừa kế ông để lại không?

Trả lời:
Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Chúng tôi cung cấp ý kiến pháp lý như sau:

1. Người được hưởng di sản thừa kế

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015
Người được hưởng di sản thừa kế
Người được hưởng di sản thừa kế

Theo thứ tự trên thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên nhận di sản thừa kế, nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì hàng thừa kế thứ hai mới được nhận di sản. Vì bố của bạn đã mất trước ông bà của bạn nên theo quy định của pháp luật bạn sẽ được nhận thừa kế thế vị phần di sản của ông bạn.

Điều 652. Thừa kế thế vị:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Cụ thể tại điều 652 Bộ luật Dân sự 2015

2. Người được quản lý di sản

Điều 616. Người quản lý di sản:
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015

Người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thoả thuận cử ra, vậy nên nếu bạn có mong muốn được quản lý di sản là phần nhà và đất ông bà nội để lại thì bạn cần phải có sự đồng ý và thống nhất của tất cả những người thừa kế là các bác, chú, dì,…thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bạn.

Người được quản lý di sản
Người được quản lý di sản

3. Nghĩa vụ của người quản lý di sản 

Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản:
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015

Trong trường hợp bạn được giao cho quản lý di sản thừa kế thì đây là những nghĩa vụ bạn cần phải thực hiện.

Tổng kết lại thì trong trường hợp của bạn, bạn có quyền được nhận thừa kế thế vị phần di sản của ông và bà nội của bạn để lại, trong trường hợp các đồng thừa kế khác chấp nhận cho bạn thực hiện việc quản lý di sản thì bạn sẽ được nhận quyền quản lý di sản, nếu trong trường hợp được quản lý thì bạn cần phải tuân thủ một số nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật về vấn đề của bạn. Nguyên Luật xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Nguyên Luật.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản
Nghĩa vụ của người quản lý di sản

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  • Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  • Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #