0931 79 92 92

Người nước ngoài thường trú và có nhà tại Việt Nam khi qua đời không kịp để lại di chúc thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc di sản thừa kế này không?

Người nước ngoài thường trú và có nhà tại Việt Nam khi qua đời không kịp để lại di chúc thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc di sản thừa kế này không?

Người nước ngoài thường trú và có nhà tại Việt Nam khi qua đời không kịp để lại di chúc thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc di sản thừa kế này không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có một người bạn là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, vài ngày trước không may bị tai nạn giao thông và qua đời tại Việt Nam, vì ra đi đột ngột nên bạn tôi không kịp để lại di chúc. Luật sư cho tôi hỏi là đối với trường hợp của bạn tôi thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc di sản thừa kế này không? Nếu được giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì phần di sản của anh ấy để lại sẽ được chia như thế nào? Tôi cảm ơn”. Câu hỏi của anh Hoàng Nguyên đến từ Phú Yên.

Trả lời:

Nguyên Luật xin cảm ơn anh đã tin tưởng lựa chọn và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây, Nguyên Luật sẽ dựa trên quy định của pháp luật để trả lời câu hỏi của anh.

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không?

Theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không?
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không?

Tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Điều 680. Thừa kế

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 thì bất động sản gồm:

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Dựa theo những quy định trên thì Toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết việc phân chia di sản thừa kế của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam trong trường hợp người đó sở hữu quyền tài sản đối với các bất động sản tại Việt Nam và Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền phân chia những di sản thừa kế đó.

Lưu ý: Việc sở hữu các quyền của người nước ngoài đối với bất động sản tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chia thừa kế trong trường hợp không có di chúc theo pháp luật Việt Nam như thế nào?

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015  thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp bạn của anh qua đời nhưng không để lại di chúc thì phần tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án Việt Nam sẽ được chia theo pháp luật Việt Nam.

Chia thừa kế trong trường hợp không có di chúc theo pháp luật Việt Nam như thế nào?
Chia thừa kế trong trường hợp không có di chúc theo pháp luật Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 3 hàng thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Theo đó, cần xác định cụ thể những người thuộc hàng thừa kế của bạn anh để đưa ra kết luận về việc người nào sẽ được hưởng một phần hoặc toàn bộ những di sản đó.

Tỷ lệ và thứ tự phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. cụ thể:

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là phần giải đáp của Nguyên Luật thông tin đến anh Hoàng Nguyên. Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của anh. Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ chị giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #