Quy định ly hôn với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Tình hình ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam đang là một vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số lượng vụ ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm qua. Nguyên nhân của sự tăng này có thể liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế, tình hình di cư lao động, tình yêu và hôn nhân đa quốc tịch.
Việc ly hôn với người nước ngoài mang lại nhiều khó khăn pháp lý và văn hóa, tác động đến cả hai bên, đặc biệt là trong quá trình xử lý giấy tờ và quy trình ly hôn tại Việt Nam. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về ly hôn với người nước ngoài như thế nào? Nguyên Luật sẽ giải đáp cho bạn ngay tại bài viết dưới đây!
Cũng giống như ly hôn trong nước, ly hôn với người nước ngoài cũng có những đặc điểm sau:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại Toà án nhân dân.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Những người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài
- Đơn xin ly hôn
- Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó;
- CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực);
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;
- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Án phí khi làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài
Án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản)
Trường hợp đơn phương ly hôn phân chia tài sản (ly hôn có giá ngạch) thì án phí ly hôn được tính như sau:
- Tranh chấp tài sản từ 6.000.000 đồng trở xuống mức án phí là 300.000 đồng.
- Tranh chấp tài sản từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng mức án phí bằng bằng 5% giá trị tài sản tranh chấp.
- Tranh chấp tài sản từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí bằng 20.000.000 đồng + 4% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Tranh chấp tài sản từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng mức án phí bằng 36.000.000 đồng + 3% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
- Tranh chấp tài sản từ trên 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng mức án phí bằng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Tranh chấp tài sản trên 4.000.000 đồng mức án phí bằng 112.000.000 đồng + 0.1% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.
Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn
Thời gian xét xử bao gồm:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Nếu thuận tình ly hôn, thời gian sẽ ngắn hơn. Cụ thể tại Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015,
Sau khi Thẩm phán toà án tiến hành hoà giải không thành sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công nhận hoà giải không thành và phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật. Chúng tôi tin rằng những thông tin về Quy định ly hôn với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931 79 92 92 (Luật sư Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!