0931 79 92 92

Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Câu hỏi: 

“Xin chào Nguyên Luật, tôi có thắc mắc là việc tiến hành nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?” Câu hỏi của chị Hà My đến từ Huế.

Trả lời:

Chào chị, theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 thì sau khi người có tài sản chết, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế.

Lúc này, thời điểm mở thừa kế sẽ được quy định tại Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết.

Những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế
Những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014 như sau:

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.”

Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

Những người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thừa kế đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. Nếu người có văn bản từ chối nhận di sản rồi thì có thể không đến.

Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì người thừa kế mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.

Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện được trình bày cụ thể như sau:

Thứ nhất, khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất,…)
  • Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản ( Giấy khai sinh)

Thứ hai, khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

  • Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:
  • Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
  • Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

Văn phòng đăng ký đất đai sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì người thừa kế mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì người thừa kế mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.

Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký đất đai sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.

Trên đây là thông tin về thời điểm, địa điểm tiến hành nhận di sản thừa kế và thủ tục khai nhận di sản thừa kế Nguyên Luật gửi đến quý khách hàng.

Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của chị. Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ  giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #