Tổng hợp các loại thời hiệu thường gặp
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định, khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Dưới đây là tổng hợp các loại thời hiệu thường gặp mọi người cần lưu ý.
STT | Nội dung | Thời hiệu | Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu |
1 | Giải quyết tranh chấp hợp đồng | 03 năm | Kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015) |
2 | Chia di sản thừa kế là bất động sản | 30 năm | Kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) |
3 | Chia di sản thừa kế động sản | 10 năm | |
Xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác | |||
5 | Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại | 03 năm | |
6 | Yêu cầu bồi thường thiệt hại | 03 năm | Kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015) |
7 | Khởi kiện tranh chấp thương mại | 02 năm | Kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng (Điều 319 Luật Thương mại 2005) |
8 | Khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm | 03 năm | Kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000) |
9 | Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế | 02 năm | Kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (Điều 110 Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung 2012) |
10 | Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn | 05 năm | |
11 | Xử phạt vi phạm hành chính | 01 năm | – Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. – Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; Trong thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. (Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) |
12 | Khiếu nại | 90 ngày | Kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011) |