0931 79 92 92

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhãn hiệu không mặc nhiên được bảo hộ, mà theo quy định của pháp luật nhãn hiệu chỉ được bảo hộ sau khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và được cơ quan này xác nhận bảo hộ.

Pháp luật Việt Nam hiện hành bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc “First to file” – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nghĩa là cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ được công nhận và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu đó, khi đó những cá nhân, tổ chức khác thực hiện đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó sẽ không được bảo hộ. Do đó, các bạn cần sớm nắm bắt được các quy định của pháp luật và tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể. Sau đây, Nguyên Luật sẽ cung cấp cho các bạn mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay để các bạn có thể thực hiện thủ tục này.

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay là Mẫu số 08 – Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Mẫu số 08

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – Mẫu số 08

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, các chủ thể sau đây sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
    • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
    • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Những người có quyền đăng ký được nêu trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Lưu ý: 

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu

Tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó:

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu

Như vậy, Nguyên Luật đã thông tin đến bạn mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay và các quy định pháp luật liên quan khác về việc bảo hộ nhãn hiệu. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu hoặc có nhu cầu thực hiện toàn bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #