0931 79 92 92

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Trong nền kinh tế hiện đại, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và bảo vệ uy tín. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định rõ ràng trong pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu. Ngoài ra, quy định về quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu cũng giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người nộp đơn. Bài viết này Nguyên Luật sẽ tìm hiểu các căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên trong đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp 

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì căn cứ và thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp hiện nay được quy định như sau: 

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 91 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó.

Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu
Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nguyên tắc ưu tiên trong đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được quy định như sau :

  • Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam
    • Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điều kiện trên tại Mục này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điều kiện trên tại Mục này
    • Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
    • Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
  • Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu

Căn cứ Điều 12 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được áp dụng như sau:

  • Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước thành viên Công ước Paris hoặc công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên Công ước Paris
    • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
    • Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 06 tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế
    • Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên. Bản sao đơn đầu tiên có thể được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn
    • Nộp đủ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2023/NĐ-CP là đơn đủ điều kiện để xác nhận ngày đơn đó được nộp tại nước thành viên liên quan, không phụ thuộc vào kết quả xử lý đơn đó.
  • Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước quốc tế đó.

Theo đó, việc áp dụng quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo quy định cụ thể như trên, căn cứ vào các quy định tại Công ước Paris, điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.

Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu

Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Cơ sở pháp lý:

  •  Nghị định 65/2023/NĐ-CP
  •  Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cho quý khách hàng thông tin về các căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các cơ sở mà đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên hiện nay. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  • Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  • Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #