Thay đổi con dấu văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Ngày nay, sử dụng con dấu là một phần văn hoá của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó.
Con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức nước ngoài (không có chức năng ngoại giao) được mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng, mẫu con dấu mang vào không được sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, tên của Nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Trước khi sử dụng con dấu phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 99/2016/NĐ-CP.
Trường hợp tổ chức nước ngoài không mang con dấu vào Việt Nam mà đề nghị làm con dấu tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Như vậy văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thể xem xét để áp dụng một trong 02 cách là mang con dấu nước ngoài vào Việt Nam hoặc có thể tự làm con dấu tại Việt Nam.
Thay đổi con dấu văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Có thể thay đổi con dấu trong những trường hợp sau đây:
- Con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu;
- Có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên văn phòng đại diện, địa chỉ văn phòng;
- Hết hạn con dấu 05 năm 1 lần;
- Bị mất con dấu;
- Các trường hợp cụ thể khác theo quy định.
Hồ sơ thay đổi con dấu
Theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP bổ sung Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu.
Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ; Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
Xử phạt hành chính trong trường hợp không thay đổi con dấu
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt thấp nhất cho hành vi không thay đổi con dấu là 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với một số hành vi như: Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất; Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng;…
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật,…
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu; Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký; Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;…
Cơ quan đăng ký lại con dấu
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đối với văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục thay đổi con dấu
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện về con dấu theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ ngày hẹn trả kết quả trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và con dấu được Bộ Công an cấp lại đối với con dấu của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
CĂN CỨ PHÁP LUẬT
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 56/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 96/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nghị định số 99/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, nghị định số 137/2020/nđ-cp ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Trên đây là nội dung thay đổi con dấu văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam mà Nguyên Luật đã thông tin đến Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần tư vấn và hỗ trợ. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua phần thông tin bên dưới.
LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!
- Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
- Email: luatsu@nguyenluat.com