0931 79 92 92

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu phụ

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu phụ

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu phụ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc nhà thầu nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng trong nước cần phải tuân theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo năng lực và sự tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, sau khi trúng thầu, các nhà thầu nước ngoài phải tiếp tục xin thêm giấy phép hoạt động xây dựng. Đây là giấy phép mà các nhà thầu chính cần phải có để có thể chính thức bắt đầu các hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Như vậy, thủ tục xin giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ có khác nhau không? Bài viết dưới đây Nguyên Luật sẽ giải đáp các thắc mắc cho những vấn đề trên.

Nhà thầu nước ngoài là gì?

Căn cứ theo Khoản 29 Điều 4 Luật đấu thầu 2023 và Khoản 12 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tham dự thầu. Đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng.

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.

Nhà thầu nước ngoài là gì?
Nhà thầu nước ngoài là gì?

Nhà thầu phụ là gì?

Theo quy định tại Khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp, tư vấn, phi tư vấn, dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hoá, công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Ngoài ra, tại Khoản 28 Điều này thì có nhà thầu đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Như vậy, có thể hiểu nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu phụ liên danh. Nhà thầu phụ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện gói thầu. Nhà thầu phụ giúp nhà thầu chính giảm bớt khối lượng công việc, đảm bảo tiến độ và chất lượng của gói thầu. 

Mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính

  • Nhà thầu phụ sẽ được liệt kê trong danh sách các nhà thầu phụ được nêu trong hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất của nhà thầu chính khi tham gia đấu thầu.Và hợp đồng với nhà thầu phụ được nêu trong danh sách sẽ do nhà thầu chính ký kết 
  • Nhà thầu chính chỉ được phép sử dụng các nhà thầu phụ đã được nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và được chủ đầu tư chấp thuận. Nếu có thay đổi, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách đã nêu, nhà thầu chính phải thông báo cho chủ đầu tư và xin ý kiến chấp thuận trước khi ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ.
  • Nhà thầu chính có trách nhiệm đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu phụ tiềm năng để đảm bảo họ có đủ khả năng thực hiện tốt các hạng mục công việc được giao. Việc đánh giá có thể dựa trên các tiêu chí như: uy tín của nhà thầu phụ, kinh nghiệm thi công các dự án tương tự, năng lực tài chính, trình độ nhân sự, trang thiết bị thi công,…

Như vậy, nhà thầu chính có trách nhiệm giám sát nhà thầu phụ và chỉ được sử dụng nhà thầu phụ để thực hiện các công việc được ghi trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Nhà thầu phụ là những nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu nhưng lại thực hiện một phần gói thầu theo hợp đồng ký với nhà thầu chính. Nhà thầu nước ngoài có thể chọn nhà thầu phụ nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam nếu bên Việt Nam đủ năng lực tham gia công việc gói thầu. Như vậy, cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ nước ngoài đều phải xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về năng lực và tuân thủ pháp luật khi tham gia dự án xây dựng tại Việt Nam. Việc thực hiện đầy đủ thủ tục xin cấp phép và tuân thủ các quy định liên quan sẽ góp phần đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính
Mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính

Điều kiện cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài

Giấy phép hoạt động xây dựng đóng vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết để nhà thầu nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng tại Việt Nam. Giấy phép này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhà thầu nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Để có thể được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bao gồm:

  • Sau khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/ nhà thầu chính (phụ) thì nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng
  • Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam (trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực để tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu). Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu ở Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầy Việt Nam trong liên danh, nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
  • Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

Hồ sơ xin giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ

Nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01 (đối với tổ chức) hoặc Mẫu số 04 (đối với cá nhân) Phụ lục số III Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (Đơn phải được làm bằng Tiếng Việt)
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp (nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam).
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp và phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp, được dịch ra tiếng Việt, bản dịch được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu theo Mẫu số 02 Phụ lục III Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu).
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu) nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.
Hồ sơ xin giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ
Hồ sơ xin giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ

Trình tự thực hiện 

Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến cho Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Xây dựng.

Bước 2 : Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Xây dựng xem xét, cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Mẫu số 05 (đối với tổ chức), Mẫu số 06 (đối với cá nhân) Phụ lục III Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Trường hợp không cấp, Sở Xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nộp lệ phí cấp giấy theo quy định Bộ Tài chính

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản các thông tin về xin cấp giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ. Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, thực hiện toàn bộ các thủ tục về xin giấy phép nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

Cơ sở pháp lý: 

  • Luật đấu thầu 2023
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #