0931 79 92 92

Việc công bố sản phẩm ra thị trường thủ tục như thế nào? Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa được quy định ra sao?

Việc công bố sản phẩm ra thị trường thủ tục như thế nào? Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa được quy định ra sao?

Việc công bố sản phẩm ra thị trường thủ tục như thế nào? Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa được quy định ra sao?

Việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm ra thị trường và thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa là hai khía cạnh quan trọng trong quá trình kinh doanh và phân phối sản phẩm. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và nhãn hàng hóa không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của họ. Bài viết dưới đây, Nguyên Luật sẽ cung cấp thông tin cho quý khách hàng về các thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm ra thị trường và thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa.

1. Thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường

Thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường
Thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường

1.1. Thành phần hồ sơ

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ để tự công bố sản phẩm ra thị trường bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

1.2. Thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. 
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Lưu ý: Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa

2. Nhãn hàng hóa

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP giải thích về nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Theo đó, doanh nghiệp tự viết, in, vẽ, dán… trực tiếp lên trên hàng hóa chứ không phải đăng ký với cơ quan nào. Nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có các nội dung chủ yếu bằng Tiếng Việt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hoá.

2.1. Vị trí nhãn hàng hóa

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì vị trí nhãn hàng hóa được quy định như sau:

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

2.2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được quy định như sau:

  • Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh.
  • Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định trên thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
  • Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
    • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt
    • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc
    • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa
    • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

2.3. Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…).
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:  
    • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.  
    • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
    • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Bước 2: Nộp hồ sơ và thanh toán phí

Người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua 02 hình thức là: Nộp đơn giấy và nộp đơn trực tuyến.

  • Đối với hình thức nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Thành phố Đà Nẵng.
  • Đối với hình thức nộp trực tuyến: Người nộp đơn có thể nộp đơn tại cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa
Thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa

Bước 3: Trả kết quả về hình thức đơn

Nhận quyết định chấp nhận hình thức đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký bị yêu cầu sửa đổi thì sửa đổi theo hướng dẫn.

Bước 4: Nhận công bố đơn

Người nộp đơn nhận công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp

Bước 5: Hoàn tất các khoản lệ phí khác

Nhận thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, nộp lệ phí đăng bạ, công bố văn bằng bảo hộ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Như vậy, Nguyên Luật đã thông tin đến bạn về thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường và thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến thủ tục công bố sản phẩm ra thị trường hoặc thủ tục đăng ký nhãn hàng hóa hoặc có nhu cầu thực hiện toàn bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #