0931 79 92 92

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

Công dân Việt Nam muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước phải tiến hành thủ như thế nào, thủ tục được tiến hành ở đâu? Quan bài viết này, Nguyên Luật xin gửi đến bạn đọc hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài đối với công dân Việt Nam

>> Mẫu đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài 2023, liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Trong những trường hợp cụ thể, pháp luật dưới chức năng của mình luôn rào những rủi ro cũng như hạn chế thấp nhất những tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách đặt ra những điều kiện được cho là thước đo chung của xã hội mà ở đó, công dân khi đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với mỗi trường hợp cụ thể và việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài cũng không phải là ngoại lệ. 

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam không tách riêng điều kiện đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, mà chỉ quy định công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), cụ thể:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm:
    • Kết hôn giả, ly hôn giả;
    • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
    • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
    • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật HNGĐ, bạn có thể tiến hành việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài. 

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài đối với công dân Việt Nam
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài đối với công dân Việt Nam

Chưa ly hôn có đăng ký kết hôn với người nước ngoài được không

>> Mẫu đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài 2023, liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Chế độ hôn nhân là một trong những vấn đề mà pháp luật luôn quan tâm và chú trọng, bởi mỗi một gia đình là một phần tử của xã hội, xã hội có phát triển hay không còn phụ thuộc vào mỗi phần tử cấu tạo nên xã hội. Trong quan hệ hôn nhân ở thời phong kiến, một người đàn ông được xem là trụ cột của gia đình, được phép lấy nhiều vợ cùng lúc. Tuy nhiên, pháp luật ngày nay đã khắt khe hơn và đặc biệt chú trọng đến chế độ một vợ một chồng trong hôn nhân. Pháp luật quy định cấm hành vi “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

 Điều này đồng nghĩa, khi một nam một nữ kết hôn với nhau, một nguyên tắc tuyệt đối trong mối qua hệ này là chỉ có hai bên là vợ chồng và không có bất kỳ một bên thứ ba nào được phép kết hôn hay được xem là vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân. Vậy khi một người đã kết hôn, về mặt pháp lý là có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, dù đã ly thân nhưng vẫn chưa tiến hành đăng ký kết hôn thì vẫn được xem là người đang có vợ/chồng thì không được tiến hành đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu

>> Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài, liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn ở nước ngoài như sau:

  • Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài.
  • Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

>> Chi phí kết hôn với người nước ngoài, liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Chuẩn bị hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định. (Ấn vào để tải tờ khai)
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên nam, nữ (do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin đăng ký kết hôn cấp trong vòng 06 tháng). Nếu theo pháp luật quốc gia đó không có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

Nội dung cam đoan phải thể hiện rõ về thời gian, giấy tờ tùy thân, địa Điểm cư trú và tình trạng hôn nhân.

Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, mang hộ chiếu số………, hiện đang cư trú tại……………, cam đoan trong thời gian cư trú tại…………………, từ ngày…. đến ngày… và thời gian cư trú tại ………………, từ ngày…. đến ngày…, không đăng ký kết hôn với ai. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về nội dung cam đoan của mình.

  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú.
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận cư trú.
  • Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
  • Giấy tờ khác theo quy định của quốc gia nơi đăng ký kết hôn (nếu có).
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài

Tiến hành thủ tục:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện.
  • Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện, việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản.
  • Cơ quan đại diện niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở cơ quan.
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan đại diện ký giấy chứng nhận kết hôn.
  • Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày.

Bị ngăn cản kết hôn với người nước ngoài xử lý thế nào

>> Bố mẹ cấm kết hôn, hai bên có được tự ý kết hôn? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Việc đăng ký kết hôn là dựa trên sự tự nguyện của hai bên nam nữ, khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn theo luật định, bất kể là ai dù là cha, mẹ cũng không được phép ngăn cấm, cản trở việc kết hôn. Nếu có bằng chứng về hành vi này, nếu nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng điền vào form liên hệ vào mục dưới hoặc gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ,thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

.
.
.
.
# # #