0931 79 92 92

Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài

Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài

Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng, việc mở rộng hợp tác và giao thương quốc tế không chỉ giúp các quốc gia tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững.

Điều này khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra thị trường nước ngoài nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và khai thác các tiềm năng mới. Việc đầu tư ra nước ngoài không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối tác, học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến, và mô hình kinh doanh hiệu quả từ các quốc gia khác.

Những nguồn vốn được nhà đầu tư sử dụng để đầu tư ra nước ngoài
Những nguồn vốn được nhà đầu tư sử dụng để đầu tư ra nước ngoài

Tuy nhiên, để thành công trong việc đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật của quốc gia mình và của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, một trong những quy định quan trọng khi đầu tư ra nước ngoài là việc mở tài khoản vốn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mở tài khoản vốn là một bước cần thiết để quản lý và giám sát nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Vì thế, trong bài viết này, Nguyên Luật sẽ cung cấp thông tin về những nội dung pháp lý có liên quan đến nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài.

Những nguồn vốn được nhà đầu tư sử dụng để đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:

  • Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Tiền và tài sản hợp pháp khác được quy định ở trên bao gồm: 
    • Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
    • Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
    • Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
    • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
    • Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
    • Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
  • Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài.
Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài.

Nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:

1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này.

3. Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.

4. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN

Theo đó, theo khoản 1,khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ phải mở tài khoản vốn đầu tư, cụ thể:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định pháp luật.

LƯU Ý:

  •  Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
  • Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Điều kiện để nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. 

Và theo Điều 60 Luật đầu tư 2020 thì điều kiện để nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ 5 điều kiện sau: 

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 51 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
  •  Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  • Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
    • Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    • Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
    • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Điều kiện để nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện để nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có nội dung Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư 2020:
    • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu B.I.1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
    • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
    • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
    • Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
    • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
  • Đối với tài liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 57 của Luật Đầu tư, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư.
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật Đầu tư.
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 của Nghị định này.
  • Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 74 của Nghị định này.
  • Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay gồm các nội dung: tên bên đi vay; tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; biện pháp bảo đảm tài sản và phương thức xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);
  • Phương án cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện cho vay; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay; mức độ rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với khoản cho vay đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư..
  • Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận

Căn cứ theo Điều 61 Luật đầu tư 2020 quy định thì thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 05 ngày làm việc đối với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, 15 ngày làm việc đối với dự án không thuộc trường hợp phải chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trên đây là nội dung nghĩa vụ mở tài khoản vốn đầu tư khi ra nước ngoài mà Nguyên Luật đã liệt kê và thông tin đến Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần tư vấn và hỗ trợ. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua phần thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #