Xử lý di sản thừa kế như thế nào trong trường hợp hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật
Hỏi:
Xin chào Nguyên Luật, gia đình tôi có một mảnh đất do ông tôi để lại, trên đất là căn nhà mà bố tôi là con ruột của ông tôi đã và đang sinh sống lâu năm, nay bác tôi làm ăn xa từ nơi khác về đòi chia mảnh đất cho bác vì lúc ông tôi mất thì bác ở xa nên không về để chia, một mình bố tôi ở, quản lý và lo hương khói cúng giỗ cho ông bà tại căn nhà ông để lại đến tận bây giờ. Tôi muốn hỏi Nguyên Luật kể từ lúc ông tôi mất là năm 1988 cho đến nay thì bác tôi còn được quyền chia thừa kế không khi trong ngần ấy năm ông không về, chỉ một mình bố tôi quản lý, cái tạo đất đai, nhà ở, lo ma chay cúng giỗ? Câu hỏi của anh Minh Quan tại Bình Định.
Đáp:
Chào anh, theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Áp dụng vào trường hợp ông anh đã mất vào năm 1988 mà trong khoản thời gian đó bố anh là người trực tiếp quản lý, sử dụng và không có tranh chấp trên mảnh đất thì theo quy định pháp luật bố anh sẽ là người được hưởng toàn bộ di sản đang quản lý mà ông anh để lại.
Gia đình anh có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế là mảnh đất mà ông anh để lại tại tổ chức hành nghề công chứng để có căn cứ thực hiện việc chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó sang cho bố anh.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện như sau:
“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công chứng .
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”
“…
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.”
Trường hợp bố anh không được chỉ định là người quản lý di sản thừa kế thì theo quy định tại Điều 616 Bộ Luật Dân sự 2015 về người quản lý di sản:
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Điều 616: Người quản lý di sản
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Như vậy di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thừa kế thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Áp dụng tại Khoản 2 Điều 616 Bộ Luật Dân sự thì trong trường hợp bố anh không được chỉ định là người quản lý di sản nhưng nếu là người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì sẽ tiếp tục được quản lý di sản, vì thời hiệu thừa kế đã qua cho nên cho nên trường hợp bố anh là người chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản hơn 30 năm thì vẫn sẽ tiếp tục được xác lập quyền sở hữu của toàn bộ phần di sản thừa kế này.
“…
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
…
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Tổng kết lại, bố anh là người đã và đang chiếm hữu, quản lý, sử dụng di sản thừa kế do ông của anh để lại trong khoảng thời gian trên 30 năm, mảnh đất không có tranh chấp thì bố anh sẽ được tiếp tục chiếm hữu, quản lý di sản đó mà không phải phân chia di sản thừa kế cho bác của anh.
Trên đây là phần giải đáp của Nguyên Luật thông tin đến thắc mắc của quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.
LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!
- Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
- Email: luatsu@nguyenluat.com