0931 79 92 92

04 điều cần biết về di sản dùng trong việc thờ cúng

04 điều cần biết về di sản dùng vào việc thờ cúng

04 điều cần biết về di sản dùng trong việc thờ cúng

Di sản dùng trong việc thờ cúng là loại di sản liên quan đến văn hoá thờ cúng gia tiên của người Việt Nam, văn hoá này đã có từ rất lâu đời và có nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, Nguyên Luật sẽ cho các bạn thông tin về 4 điều cần biết về di sản trong việc thờ cúng được pháp luật Việt Nam quy định.

Quyền để lại di sản dùng trong việc thờ cúng
Quyền để lại di sản dùng trong việc thờ cúng

Quyền để lại di sản dùng trong việc thờ cúng.

Một trong các điều cần lưu tâm đó là quyền để lại di sản trong việc thờ cúng. Đối với một số gia tộc đông người, khi người sở hữu di sản cần phải lập di chúc để dành một phần haowjc toàn bộ tài sản của mình dùng trong mục đích thờ cúng. Lập di chúc chi tiết trong vấn đề này.

Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng.

Lưu ý, vấn đề để lại di sản dùng trong việc thờ cúng chỉ được đề cập trong thừa kế theo di chúc, còn đối với thừa kế theo pháp luật thì không đề cập đến vấn đề này.

Có được chia thừa kế phần di sản dùng trong việc thờ cúng không?
Có được chia thừa kế phần di sản dùng trong việc thờ cúng không?

Có được chia thừa kế phần di sản dùng trong việc thờ cúng không?

Theo khoản 1 Điều 645 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015, trong trường hợp người lập di chúc quyết định để lại một phần di sản cho mục đích thờ cúng, phần di sản này sẽ được xem là tài sản riêng và không thuộc phạm vi được phân chia trong thừa kế. Điều này nhằm bảo đảm rằng những tài sản dành riêng cho việc thờ cúng sẽ không bị phân chia như một phần của tài sản thừa kế thông thường, giúp duy trì các nghi lễ tôn giáo và truyền thống tôn kính tổ tiên.

Ngoài ra, quy định này cũng góp phần vào việc giảm thiểu các tranh chấp giữa các thừa kế có thể phát sinh trong việc quản lý và sử dụng tài sản dùng cho mục đích thờ cúng sau khi người lập di chúc qua đời.

Khi nào không được để lại di sản dùng trong việc thờ cúng?

Theo khoản 2 của Điều 645 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015, trong trường hợp tổng giá trị di sản thừa kế của người đã mất không đủ để thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ còn tồn đọng của họ, phần di sản được dự định dùng cho việc thờ cúng không được tách ra làm di sản riêng.

Điều này đảm bảo rằng các nghĩa vụ tài chính của người đã khuất được ưu tiên thanh toán trước, trước khi xem xét đến việc phân bổ tài sản cho mục đích thờ cúng hay các mục đích khác.

Quy định này nhấn mạnh việc đảm bảo công bằng trong việc giải quyết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính, giúp ngăn ngừa tình trạng tài sản dành cho thờ cúng có thể bị sử dụng không đúng mục đích hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ.

Người quản lý di sản dùng trong việc thờ cúng
Người quản lý di sản dùng trong việc thờ cúng

Người quản lý di sản dùng trong việc thờ cúng.

Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản dùng trong việc thờ cúng như sau: 

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;

Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng điền vào form liên hệ vào mục dưới hoặc gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Luật sư Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Công sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 135 Nguyễn Thị Nhung, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
.
.
.
.
# # #