0931 79 92 92

Các loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp trong năm 2024

Các loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp trong năm 2024

Các loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp trong năm 2024

Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, các công ty nước ngoài không chỉ đối mặt với cơ hội kinh doanh mà còn phải tuân thủ theo các quy định thuế của đất nước. Dưới đây, Nguyên Luật sẽ thông tin đến các bạn các loại thuế mà công ty nước ngoài cần phải nộp khi tiến hoàn các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thuận lợi và tuân thủ pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Luật thuế xuất nhập khẩu
  • Luật thuế tài nguyên
  • Luật thuế giá trị gia tăng
  • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Luật bảo vệ môi trường
  • Luật đất đai
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó, thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Doanh thu – chi phí được trừ – thu nhập miễn trừ thuế – khoản lỗ được chuyển kết từ năm trước.
  • Thuế suất:
    • Đối với hoạt đồng dầu khí: 25%-50%.
    • Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khá: 32%-50%.
    • Đối với các hoạt động kinh doanh khác: 20%

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có doanh thu năm không quá 20 tỷ đều áp dụng thuế suất 20%.

Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 10, Điều 11 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Thuế môn bài

Thuế môn bài (lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu mà tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ/vốn đầu tư.

Lệ phí môn bài được thu theo bậc, căn cứ dựa trên vốn đầu tư của công ty nước ngoài và được quy định như sau:

Mức vốn đầu tưLệ phí môn bài
Trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng/năm

Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

3. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Căn cứ tính thuế

Thuế GTGT = Giá tính thuế x thuế suất
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng

Phương pháp tính thuế

Phương pháp khấu trừ: 

  • Giá tính thuế mua vào = Giá nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có)
  • Giá tính thuế bán ra = Giá đã bán sản phẩm cho cá nhân/tổ chức (có thể là người tiêu dùng cuối).
  • Thuế suất: 0%, 5%, 10% tuỳ vào loại hàng hoá dịch vụ.
  • Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT (bán ra) – Thuế GTGT (mua vào)

Phương pháp trực tiếp

Áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu hằng năm dưới 1 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ khi có nhu cầu.

Thuế GTGT = Doanh thu x tỷ lệ % giá trị gia tăng

Trong đó, tỷ lệ % giá trị gia tăng được quy định như sau:  

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 6, Điều 7, Điều 10, Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng 2008.

4. Thuế xuất nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh trên các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Thuế XNK = Giá tính thuế x thuế suất

Trong đó: 

  • Giá tính thuế là trị giá hải quan tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
  • Thuế suất – ưu tiên áp dụng biểu thuế suất:
    • Ưu đãi đặc biệt: theo các hiệp định song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia ký kết có ưu đãi về thuế suất đối với loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
    • Ưu đãi: Có tham gia các điều ước quốc tế về đối xử tối huệ quốc
    • Thông thường: Trường hợp loại hàng hoá xuất nhập khẩu không thuộc diện ưu đãi về thuế suất qua các hiệp định song phương, đa phương thì mức thuế suất được xác định là 150%.

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 5, Điều 8 Luật thuế xuất nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu

5. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đánh trên các tài nguyên sau: 

  • Khoáng sản kim loại.
  • Khoáng sản không kim loại.
  • Dầu thô.
  • Khí thiên nhiên, khí than.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
  • Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
  • Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
  • Yến sào thiên nhiên.
  • Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Theo đó, các công ty nước ngoài có thực hiện hoạt động khai thác các loại tài nguyên trên thì phải đóng thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tính thuế:

Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất

Trong đó:

  • Giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế suất:
Số thứ tựNhóm, loại tài nguyênThuế suất
(%)
IKhoáng sản kim loại
1Sắt, măng-gan (mangan)7 – 20
2Ti-tan (titan)7 – 20
3Vàng9 – 25
4Đất hiếm12 – 25
5Bạch kim, bạc, thiếc7 – 25
6Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)7 – 25
7Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken)7 – 25
8Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)7 – 25
9Khoáng sản kim loại khác5 – 25
IIKhoáng sản không kim loại
1Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình3 – 10
2Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh5 – 15
3Đất làm gạch5 – 15
4Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa7 – 20
5Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)7 – 20
6Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh7 – 15
7Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng5 – 15
8A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)3 – 10
9Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò4 – 20
10Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên6 – 20
11Than nâu, than mỡ6 – 20
12Than khác4 – 20
13Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)16 – 30
14E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen16 – 30
15Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)12 – 25
16Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)12 – 25
17Khoáng sản không kim loại khác4 – 25
IIIDầu thô6 – 40
IVKhí thiên nhiên, khí than1 – 30
VSản phẩm của rừng tự nhiên
1Gỗ nhóm I25 – 35
2Gỗ nhóm II20 – 30
3Gỗ nhóm III, IV15 – 20
4Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác10 – 15
5Cành, ngọn, gốc, rễ10 – 20
6Củi1 – 5
7Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô10 – 15
8Trầm hương, kỳ nam25 – 30
9Hồi, quế, sa nhân, thảo quả10 – 15
10Sản phẩm khác của rừng tự nhiên5 – 15
VIHải sản tự nhiên
1Ngọc trai, bào ngư, hải sâm6 – 10
2Hải sản tự nhiên khác1 – 5
VIINước thiên nhiên
1Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp8 – 10
2Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện2 – 5
3Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1Nước mặt1 – 3
3.2Nước dưới đất3 – 8
VIIIYến sào thiên nhiên10 – 20
IXTài nguyên khác1 – 20

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 4, Điều 6, Điều 7 Luật thuế tài nguyên.

6. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Thuế TTĐB = Giá tính thuế x thuế suất

Trong đó:

  • Giá tính thuế = Giá thuế XNK + Thuế XNK
  • Thuế suất:
STTHàng hóa, dịch vụThuế suất (%)
IHàng hóa
1Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201870
Từ ngày 01 tháng 01 năm 201975
2Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201655
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201760
Từ ngày 01 tháng 01 năm 201865
b) Rượu dưới 20 độ
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201730
Từ ngày 01 tháng 01 năm 201835
3Bia
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201655
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201760
Từ ngày 01 tháng 01 năm 201865
4[9]Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201740
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 201835
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201745
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 201840
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm350
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201755
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 201860
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm390
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3110
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3130
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống15
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm320
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm325
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụngBằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh họcBằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này
g)[10] Xe ô tô chạy bằng điện
(1) Xe ô tô điện chạy bằng pin
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 20273
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 202711
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 20272
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 20277
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 20271
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 20274
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 20272
+ Từ ngày 01 tháng 3 năm 20277
(2) Xe ô tô chạy điện khác
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống15
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ10
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ5
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 201770
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 201875
5Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm320
6Tàu bay30
7Du thuyền30
8Xăng các loại
a) Xăng10
b) Xăng E58
c) Xăng E107
9Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống10
10Bài lá40
11Vàng mã, hàng mã70
IIDịch vụ
1Kinh doanh vũ trường40
2Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê30
3Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng35
4Kinh doanh đặt cược30
5Kinh doanh gôn20
6Kinh doanh xổ số15

Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

7. Thuế sử dụng đất

Có hai loại thuế sử dụng đất mà doanh nghiệp nước ngoài phải đóng đó là thuế đối với đất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh và thuế đối với đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh.

8. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường như: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá;  Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Túi ni lông thuộc diện chịu thuế; Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng;…

Căn cứ và tính thuế:

Thuế BVMT = Số lượng đơn vị hàng hoá chịu thuế x mức thuế tuyệt đối

Trong đó:

  • Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
    • Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
    • Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Mức thuế tuyệt đối:
Số thứ tựHàng hóaĐơn vị tínhMức thuế(đồng/1 đơn vị hàng hóa)
IXăng, dầu, mỡ nhờn
1Xăng, trừ etanolLít1.000-4.000
2Nhiên liệu bayLít1.000-3.000
3Dầu diezelLít500-2.000
4Dầu hỏaLít300-2.000
5Dầu mazutLít300-2.000
6Dầu nhờnLít300-2.000
7Mỡ nhờnKg300-2.000
IIThan đá
1Than nâuTấn10.000-30.000
2Than an-tra-xít (antraxit)Tấn20.000-50.000
3Than mỡTấn10.000-30.000
4Than đá khácTấn10.000-30.000
IIIDung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)kg1.000-5.000
IVTúi ni lông thuộc diện chịu thuếkg30.000-50.000
VThuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụngkg500-2.000
VIThuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000
VIIThuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000
VIIIThuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000

Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường.

Trên đây là thông tin khái quát về các loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp trong năm 2024 mà Nguyên Luật cung cấp cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết thủ tục hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ thực hiện toàn bộ thủ tục nộp thuế cho công ty nước ngoài hoặc bất kỳ loại hình công ty khác thì có thể liên hệ đến chúng tôi thông qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #