0931 79 92 92

Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay?

Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay?

Điều kiện để hộ gia đình được tách thửa đất giãn dân mà cơ quan nhà nước đã cấp? Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất giãn dân hiện nay?

“Đất giãn dân” là thuật ngữ dùng để chỉ loại đất được dành riêng để phân bố lại dân cư trong một khu vực nhằm giảm bớt sự đông đúc và phát triển cân bằng hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu có thể tách thửa đất giãn dân hay không? Quá trình tách thửa đất giãn dân cần những gì và những yếu tố cần chuẩn bị ra sao? Trong bài viết này, Nguyên Luật sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết và đầy đủ về các thông tin cơ bản cũng như hướng dẫn từng bước thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất giãn dân.

Đất giãn dân là gì?
Đất giãn dân là gì?

Mục đích là để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách thức tách thửa đất trong trường hợp cụ thể này, những giấy tờ cần thiết, và các bước pháp lý cần thiết để thực hiện việc tách thửa một cách hợp pháp và hiệu quả.

Đất giãn dân là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về đất giãn dân, tuy nhiên có thể hiểu đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và có mục đích chính dùng để ở.  Đất giãn dân thường được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân trong các trường hợp: hộ gia đình có nhiều thành viên mà không đáp ứng được chỗ ở và không có điều kiện để mua đất, mua nhà; hộ gia đình có hoàn cảnh khó khan; hộ gia đình sử dụng đất nằm trong diện bị quy hoạch, giải tỏa…

Về bản chất, đất giãn dân vẫn là đất ở, do đó vẫn được phép tách thửa khi đảm bảo các điều kiện như đối với đất ở.

Điều kiện để được tách thửa, hợp thửa đất đất giãn dân.
Điều kiện để được tách thửa, hợp thửa đất đất giãn dân.

Điều kiện để được tách thửa, hợp thửa đất đất giãn dân.

Do đất giãn dân là đất ở nên việc tách thửa đất giãn dân cũng phải đáp ứng các điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Đáp ứng điều kiện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cần tách thửa về điều kiện tách thửa và diện tích tối thiểu của loại đất ở theo quy định tại Điều 75a Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Hướng dẫn viết đơn Đề nghị tách thửa giãn dân:

Mẫu đơn tách thửa đất giãn dân là mẫu đơn tách thửa đang được áp dụng hiện này: Mẫu số 11/ĐK ban hành theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Tải mẫu tại đây.

  • Đơn này được dùng trong trường hợp người sử dụng đất muốn đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc muốn đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất.
  • Đề gửi đơn (Kính gửi): 
    • Nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. 
    • Nếu là tổ chức, cơ sở, tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
  • Mục 1 “Người sử dụng đất: cần ghi rõ thông tin tên và địa chỉ của người sử dụng đất giống như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin:
    • Nếu là cá nhân thì cần ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND/CCCD hoặc số định danh cá nhân.
    • Nếu là người Việt Nam đang dịnh cư ở nước ngoài hoặc là người có quốc tịch nước ngoài thì cần ghi rõ họ tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi được cấp hộ chiếu, quốc tịch.
    • Nếu là hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” và ghi họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD, hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND/CCCD hoặc số định danh cá nhân của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất.
    • Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD, hoặc số định danh cá nhân, ngày và nơi cấp CMND/CCCD hoặc số định danh cá nhân của cả vợ và chồng.
    • Nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập tổ chức, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Mục 2 “Đề nghị tách, hợp thửa đất”: ghi rõ thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp gồm: Đề nghị tách thành bao nhiêu thửa, thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận (số seri của giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái và 6 số), số vào sổ cấp giấy chứng nhận, ngày cấp, diện tích sau khi tách thửa đất.
  • Mục 3 ghi rõ thông tin lý do tách, hợp thửa đất: Tùy vào từng trường hợp cụ thể của mỗi cá nhân, hộ gia đình mà ghi rõ lý do tách thửa, hợp thửa đất phù hợp. Ví dụ, chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sử dụng đất,…
  • Sau khi ghi rõ các thông tin trên, người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối Phần kê khai của người sử dụng đất. Trong trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền). Đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và có đóng dấu của tổ chức.
Thực hiện toàn bộ các thủ tục tách thửa, hợp thửa đất
Thực hiện toàn bộ các thủ tục tách thửa, hợp thửa đất

Nếu quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, thực hiện toàn bộ các thủ tục tách thửa, hợp thửa đất. Vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.vn
.
.
.
.
# # #