0931 79 92 92

HẠN CHẾ QUYỀN THĂM NOM CON

HẠN CHẾ QUYỀN THĂM NOM CON

Có được phép hạn chế quyền thăm nom con hay không?

Xin chào luật sư! Tôi và chồng đã ly hôn được 2 tháng, trong quyết định ly hôn tôi là người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên gần đây chồng cũ tôi thường xuyên đến quấy phá cuộc sống của hai mẹ con tôi. Con tôi mới được 3 tuổi, nhưng chồng cũ luôn trong trạng thái say xỉn và đòi chở con đi. Tôi rất sợ sẽ có chuyện xảy ra với cháu. Tôi muốn hỏi liệu tôi có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ được hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Luật sư tư vấn xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

  1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợpsau đây:
  2. a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  3. b) Phá tán tài sản của con;
  4. c) Có lối sống đồi trụy;
  5. d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
  6. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Như vậy, khi người không trực tiếp nuôi con có những hành vi gây cản trở, làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con; thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom đối với người không trực tiếp nuôi con.

Hạn chế quyền thăm nom con

Hồ sơ, thủ tục Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom bao gồm:

– Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con

– Bản sao quyết định ly hôn có công chứng

– Bản sao chứng minh thư nhân dân

– Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con

– Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện

Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp. Hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h. Nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi; để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

☎ Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)

? Email: luatsu@nguyenluat.vn

.
.
.
.
# # #