0931 79 92 92

Luật Chứng khoán và những điều cần biết về công ty đại chúng

Luật Chứng khoán và những điều cần biết về công ty đại chúng

Luật Chứng khoán và những điều cần biết về công ty đại chúng

Luật Chứng khoán ra đời nhằm kiểm soát, quản lý hoạt động thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty đại chúng, đây là một trong những lĩnh vực quan trọng của pháp luật kinh tế. Tuy nhiên,không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy định của pháp luật về công ty đại chúng.

Luật Chứng khoán và những điều cần biết về công ty đại chúng
Luật Chứng khoán và những điều cần biết về công ty đại chúng

Tại bài viết dưới đây, Nguyên Luật xin thông tin đến quý bạn đọc những điều cơ bản cần biết về công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán!

Tiêu chuẩn để trở thành công ty đại chúng là gì?

Theo quy định tại Điều 32 Luật chứng khoán 2019,Công ty cổ phần muốn trở thành công ty đại chúng cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng và trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, công ty phải đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường có tổ chức;
  • Có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
  • Có tổi thiểu 10% cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ ba mươi tỷ đồng Việt Nam trở lên và đã nộp hồ sơ công ty đại chúng cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.

Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

Theo quy định tại Điều 40 Luật Chứng khoán 2019, Việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau đây:

  1. Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả;
  2. Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông;
  3. Bảo đảm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông;
  4. Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty;
  5. Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty;
  6. Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty đại chúng

Khi trở thành cổ đông của công ty đại chúng, bạn sẽ có các quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:

  1. Được đối xử bình đẳng;
  2. Được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật;
  3. Được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị đình chỉ, hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  4. Cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của công ty, của các cổ đông khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
  5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty đại chúng
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty đại chúng

Triệu tập và tổ chức Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng

Để có thể triệu tập, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông của công ty đại chúng cần phải tuân thủ các quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty; bố trí địa điểm, thời gian hợp lý để các cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông;
  2. Công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
  3. Công ty đại chúng phải mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu;
  4. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật và Điều lệ công ty.

Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty đại chúng

Thành phần, cơ cấu, trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị bảo đảm tuân thủ các quy định sau đây:

  1. Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng bảo đảm sự cân đối giữa các thành viên Hội đồng quản trị điều hành và không điều hành, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập để bảo đảm tính độc lập của Hội đồng quản trị;
  2. Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty; bảo đảm hoạt động của công ty tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quy định nội bộ của công ty; xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua; bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty và có các trách nhiệm, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty;
  3. Hội đồng quản trị phải tổ chức họp ít nhất mỗi quý 01 lần theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty. Việc tổ chức họp Hội đồng quản trị, chương trình họp và các tài liệu liên quan được thông báo trước cho các thành viên Hội đồng quản trị theo thời hạn quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty đại chúng

Quyền và nghĩa vụ của Thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng

Thành viên Hội đồng quản trị có các quyền và trách nhiệm sau đây:

  • Được cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty;
  • Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty;
  • Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và có ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận;
  • Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;
  • Báo cáo, công bố thông tin khi thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty theo quy định của pháp luật;
  • Quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

 Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Công sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.
.
.
.
.
# # #