0931 79 92 92

Quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc

Quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc

Quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc

Ngoài những định nghĩa khái quát về di chúc, người dân nên nắm rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc. Thông qua bài viết này, Nguyên Luật sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề nêu trên.

Quyền của người lập di chúc
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

  1. Khái niệm người lập di chúc.

Căn cứ theo Điều 625 và điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

  • Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Theo đó, người thành niên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 là người minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  1. Quyền của người lập di chúc.

Dựa theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc sẽ có những quyền như sau:

  • Chỉ định thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  • Chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Người được chỉ định trong di chúc bao gồm người thừa kế và người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Người thừa kế

  1. Người thừa kế

Khái niệm người thừa kế được quy định chi tiết tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”.

Lưu ý: Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. (Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế)

Các đối tượng thừa kế di chúc hợp pháp
Các đối tượng thừa kế di chúc hợp pháp
  1. Người không được quyền hưởng di sản

Người không được quyền hưởng di sản được quy định  Điều 621 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

  1. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế cũng được quy định rõ tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”

  1. Quyền của người thừa kế

Người thừa kế có quyền được từ chối nhận di sản theo quy định của Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

  1. Nghĩa vụ của người thừa kế

Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, được quy định theo Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 sau đây: 

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trường hợp di sản đã được thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để tương ứng nhưng không vượt phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường có thoả thuận khác.
  • Trường hợp người thừa không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Người quản lý di sản

  1. Khái niệm

Căn cứ theo khoản 1 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, “người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra”.

Lưu ý: (khoản 2, khoản 3 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015)

  • Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
  • Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
  1. Quyền của người quản lý di sản

Điều 618 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản như sau:

“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

  1. Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  2. Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
  3. Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

  1. Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  2. Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
  3. Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

3. Trường hợp không đạt được thoả thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”

  1. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

Người quản lý di sản có nghĩa vụ được quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

  1. Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  2. Bảo quản di sản; không được bản, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  3. Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  4. Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  5. Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

  1. Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  2. Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  3. Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  4. Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.”
Người phân chia di sản
Người phân chia di sản

Người phân chia di sản

  1. Khái niệm người phân chia di sản

Khái niệm người phân chia di sản được quy định rõ tại khoản 1 Điều 657 Bộ luật dân sự 2015: “Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.”

  1. Quyền của người phân chia di sản

Quyền lợi của người phân chia di sản được quy định ở khoản 3 Điều 657 Bộ luật dân sự 2015: “Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.”

  1. Nghĩa vụ của người phân chia di sản

Nghĩa vụ của người phân chia di sản là phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật, theo khoản 2 Điều 657 Bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng điền vào form liên hệ vào mục dưới hoặc gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Luật sư Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Công sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 135 Nguyễn Thị Nhung, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

.
.
.
.
# # #