0931 79 92 92

Thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam

Thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam

Thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam

Ngày càng có nhiều công dân Việt Nam đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động có xu hướng di cư ra nước ngoài sinh sống, song song với việc công dân Việt Nam di cư, cũng có những công dân nước ngoài chọn Việt Nam là nơi nhập cư, sinh sống và làm việc. Tỷ lệ người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài cũng gia tăng, trong đó bao gồm cả các trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài sau đó sinh sống ở nước ngoài.

Thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam
Thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với người Việt Nam

Vậy sau khi kết hôn, người nước ngoài cần phải tiến hành thủ tục nhập tịch như thế nào để quan hệ hôn nhân được xem là hợp pháp ở Việt Nam? Qua bài viết này, Nguyên Luật xin gửi đến bạn đọc hướng dẫn thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với công dân Việt Nam.

1. Nhập tịch là gì?

>> >> Không nhập tịch Việt Nam sau khi kết hôn có được không? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Nhập tịch hay nhập quốc tịch Việt Nam là việc mà người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam khi có đủ điều kiện có thể tiến hành nộp hồ sơ xin quốc tịch Việt Nam, sinh sống và chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

2. Tại sao phải thực hiện thủ tục nhập tịch sau khi kết hôn?

>> Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam năm 2023? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Nhập tịch về cơ bản không phải là nghĩa vụ bắt buộc sau khi kết hôn, việc nhập tịch ngoài các điều kiện được quy định còn dựa vào ý chí của người có yêu cầu nhập tịch. 

Khi mối quan hệ hôn nhân được xác lập thì quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng có sự ảnh hưởng, một trong số những vấn đề phổ biến nhất là tài sản, hoặc những vấn đề liên quan đến con chung. Việc nhập tịch giúp cá nhân được hưởng các quyền lợi như một công dân Việt Nam, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) cũng trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy, việc nhập tịch sau khi kết hôn với công dân Việt Nam về cơ bản không phải là một việc bắt buộc, nhưng nếu các bên có định hướng sinh sống lâu dài ổn định và có đủ điều kiện thì nên tiến hành thủ tục nhập tịch.

3. Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam

>> Thủ tục ghi chú hôn nhân? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam
Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam

Cũng giống như những quốc gia khác, để có thể xin nhập tịch Việt Nam, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 19 Luật Quốc tịch 2004, sửa đổi bổ sung 2014 (Luật Hộ tịch), cụ thể:

  • Công dân là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện:
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Tuân theo Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng các phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt nam
  • Có vốn tiếng Việt đủ để hòa nhập với cộng đồng
  • Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên
  • Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam

Trong trường hợp người xin nhập tịch là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ cần đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự, tuân theo pháp luật Việt Nam và tôn trọng truyền thống của Việt nam là có thể tiến hành thủ tục nhập tịch. 

Trường hợp đã đăng ký kết hôn, người xin nhập tịch là vợ/chồng của công dân Việt Nam thì chỉ cần có điều kiện về năng lực hành vi dân sự, tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, truyền thống của Việt Nam thì có thể xin nhập tịch.

Bên cạnh đó, còn có các điều kiện khác mà người xin nhập tịch phải đáp ứng:

  • Thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật không bắt buộc hoặc trường hợp đặc biệt được sự cho phép của Chủ tịch nước Việt Nam
  • Phải có tên gọi Việt Nam
  • Việc nhập tịch của người đó không làm phương hại đến lợi ích quốc gia.

4. Thẩm quyền giải quyết thủ tục nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với công dân Việt Nam

>> Thủ tục bảo lãnh hôn thê/ hôn phu? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Căn cứ Điều 21 Luật Hộ tịch, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Sở Tư pháp, cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh nhân thân của người xin nhập tịch. 

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét hồ sơ và cho ý kiến, sau khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét. Chủ tịch nước sẽ đưa ra quyết định về việc có cho phép nhập tịch hay không.

5. Thủ tục tiến hành nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với công dân Việt Nam

>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Mỹ? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Chuẩn bị hồ sơ (Điều 20 Luật Hộ tịch)

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

  • Đơn xin nhập quốc tịch
  • Giấy khai sinh/Hộ chiếu/Giấy tờ khác (bản sao)
  • Bản khai lý lịch
  • Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn không quá 90 ngày (do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với khoảng thời gian cư trú tại Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với khoảng thời gian cư trú ở nước ngoài)
  • Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
  • Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Các đối tượng thuộc trường hợp được miễn một số điều kiện nhập tịch thì được miễn các loại giấy tờ có giá trị tương tự. 

Thủ tục tiến hành nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với công dân Việt Nam
Thủ tục tiến hành nhập tịch cho người nước ngoài sau khi kết hôn với công dân Việt Nam

Nộp hồ sơ (Điều 21 Luật Hộ tịch)

Bước 1: Người xin nhập tịch tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận phải thông báo ngay cho người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan công an cấp tỉnh xác minh nhân thân của người xin nhập tịch.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan công an cấp tỉnh tiến hành gửi kết quả xác minh đến Sở Tư pháp, đồng thời, trong khoảng thời gian này, Sở Tư pháp cũng tiến hành thẩm tra hồ sơ.

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của cơ quan công an, Sở Tư pháp xem xét, hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Trong 10 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và cho ý kiến.

Bước 3: Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho người xin nhập tịch tiến hành thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (nếu không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

Bước 4: Sau khi người xin nhập tịch nộp giấy cho thôi quốc tịch, trong vòng 10 ngày làm việc, nếu xét thấy đủ điều kiện thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì thời hạn là 20 ngày.

Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trong trường hợp người không có quốc tịch, không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú ổn định ở Việt Nam từ 20 năm trở lên, vẫn có thể tiến hành xin nhập tịch.

Lệ phí xin nhập tịch Việt Nam

Theo quy định tại Quyết định 1021/QĐ-BTP, lệ phí xin nhập tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng.

6. Một số mẫu đơn tiến hành thủ tục nhập tịch Việt Nam

>> Cung cấp dịch vụ nhập tịch cho người nước ngoài? Liên hệ số điện thoại 0931. 177. 377 gặp Luật sư Trung để được tư vấn

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng điền vào form liên hệ vào mục dưới hoặc gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ,thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

.
.
.
.
# # #