0931 79 92 92

Trường hợp nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?

Trường hợp nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?

Trường hợp nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?

Hỏi: 

Xin chào Nguyên Luật, tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho một logo về trà của công ty chúng tôi, hiện nay việc thiết kế chỉ là bước khởi đầu thôi nhưng tôi có thắc mắc là logo phải có điều kiện gì để được đăng ký nhãn hiệu, đồng thời là những trường hợp nào nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ để tôi có thể phòng tránh các trường hợp này? Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của chị Thanh Nga ở Gia Lai

Đáp:

Chào chị, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ là những điều kiện sau:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Khi đăng ký nhãn hiệu thì đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022
Khi đăng ký nhãn hiệu thì đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022

Ngoài ra, khi đăng ký nhãn hiệu thì đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022:

1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
3. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.”

Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
Logo không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu thì theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định
Logo không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu thì theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định

Ngoài ra, đối với câu hỏi những logo nào không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu thì theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định như sau:

“Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
6. Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
7. Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.”.

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Như vậy, đây là những dấu hiệu để xác định nhãn hiệu có được bảo hộ hay không.

Trên đây là phần giải đáp của Nguyên Luật thông tin đến chị. Mong rằng nội dung trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của chị. Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ chị giải quyết vấn đề này vui lòng liên hệ đến Nguyên Luật qua thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #