Deprecated: Unparenthesized `a ? b : c ? d : e` is deprecated. Use either `(a ? b : c) ? d : e` or `a ? b : (c ? d : e)` in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/plugins/instagram-slider-widget/includes/class-wis_instagram_slider.php on line 235

Deprecated: Array and string offset access syntax with curly braces is deprecated in /home/ngluatcom/domains/nguyenluat.com/public_html/wp-content/themes/porto/inc/functions/general.php on line 178
Trừ lương người lao động khi đi làm muộn? - GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LUẬT

0931 79 92 92

Trừ lương người lao động khi đi làm muộn?

Trừ lương người lao động khi đi làm muộn?

Trừ lương người lao động khi đi làm muộn?

Hỏi:

Xin chào Nguyên Luật!

Tôi hiện đang là nhân viên của một công ty tư nhân. Vì khoảng cách từ công ty đến nhà tôi khá xa và phải đưa đón con đi học mỗi ngày nên tôi thường xuyên đi làm trễ. Nay đến ngày nhận lương và tôi bị trừ 1/5 số lương của tháng với lý do không tuân thủ nội quy của công ty là đi làm không đúng giờ. Vậy tôi muốn hỏi luật sư về trường hợp của tôi, công ty trừ lương vậy là đúng hay sai? Điều kiện để công ty được phép trừ lương của nhân viên là như thế nào?

Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào Quý khách hàng! Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đối với dịch vụ pháp lý của Nguyên Luật. Chúng tôi cung cấp ý kiến pháp lý như sau:

  1. Công ty có được trừ lương người lao động?

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động. Việc xây dựng nội quy lao động là bắt buộc đối với các doanh nghiệp và một trong những nội dung được quy định trong nội quy lao động là thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Trường hợp người lao động tự ý đi làm muộn, về sớm tức là vi phạm nội quy lao động.

Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng các hình thức kỷ luật lao động như khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương… nhưng không được trừ lương của người lao động.

Cụ thể, tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012, một trong những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động là dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, trường hợp công ty trừ lương tháng của bạn với lý do vi phạm nội quy của công ty là đi làm trễ là hoàn toàn không đúng. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty trả đúng mức lương như ban đầu và nếu công ty vẫn không chịu chi trả đúng số lương mà bạn đáng được nhận thì bạn có quyền khiếu nại tới Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để giải quyết.

2. Điều kiện cho phép công ty trừ lương của người lao động

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp sau theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 như sau:

“Điều 101. Khấu trừ tiền lương

  1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
  2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
  3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.”

Như vậy người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để yêu cầu người lao động bôi thường thiệt hai cho mình do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động, tuy nhiên mức bồi thường tối đa là 3 tháng tiền lương và mức khấu trừ hàng tháng là không quá 30% tiền lương tháng của người lao động.

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật!

Trân trọng!

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

☎ Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Trung)

? Email: luatsu@nguyenluat.com


.
.
.
.
# # #