0931 79 92 92

Đơn đăng ký nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ ngữ bằng ngôn ngữ khác thì có phải dịch ra tiếng Việt hay không?

Đơn đăng ký nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ ngữ bằng ngôn ngữ khác thì có phải dịch ra tiếng Việt hay không?

Đơn đăng ký nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ ngữ bằng ngôn ngữ khác thì có phải dịch ra tiếng Việt hay không?

Nhãn hiệu là một phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu nhãn hiệu có chứa từ ngữ bằng ngôn ngữ khác thì có cần phải dịch ra tiếng Việt hay không? Bài viết này Nguyên Luật sẽ giải đáp thắc mắc đó để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chung đối với thành phần hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp và nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 dưới đây:

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

đ1)Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

a) Giấy ủy quyền;

b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.”

Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

3. Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

c) Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Như vậy, qua các thông tin yêu cầu của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thì nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bằng ngôn ngữ khác mà không phải tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt theo quy định tại Điều 100, 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005. 

Cơ sở pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chủ đề nhãn hiệu có từ ngữ bằng ngôn ngữ khác thì có phải dịch ra tiếng Việt hay không? cho quý khách hàng, nếu quý khách hàng có thắc mắc về việc đăng ký nhãn hiệu tại bất kỳ khu vực nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới.

LIÊN HỆ NGUYÊN LUẬT

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

  •  Hotline: 0931.79.92.92 (Luật sư Nguyễn Thành Trung)
  •  Email: luatsu@nguyenluat.com

.
.
.
.
# # #