0931 79 92 92

Những tranh chấp thường gặp liên quan đến di chúc và cách giải quyết

Những tranh chấp thường gặp liên quan đến di chúc và cách giải quyết

Những tranh chấp thường gặp liên quan đến di chúc và cách giải quyết

Tranh chấp về di chúc là một vấn đề phổ biến và phức tạp trong cuộc sống hiện đại. Khi người thân yêu qua đời và để lại di chúc, không hiếm những tranh cãi và bất đồng xảy ra trong quá trình phân chia di sản và quyền lợi mà người chết để lại. Những cuộc tranh chấp này không chỉ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình mà còn có thể kéo dài suốt nhiều năm, gây tổn thất về thời gian, tài chính và tinh thần của những người liên quan. Vậy hướng giải quyết những tranh chấp liên quan đến di chúc như thế nào khi khúc mắc liên quan đến phân chia di sản không thể “giải quyết trong êm đẹp”, Nguyên Luật xin tư vấn cơ bản cho bạn tại bài viết dưới đây!

Di chúc là gì?
Di chúc là gì?

Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chỉ của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất.

Mục đích của việc lập di chúc là đảm bảo được tài sản của người viết di chúc được phân chia theo đúng nguyện vọng của mình

Các hình thức của di chúc

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, di chúc phải được lập thành văn bản, trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau đây:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Trong trường hợp này, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Đồng thời di chúc phải tuân thủ các quy định về nội dung của di chúc
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: 
    • Trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; 
    • những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. 
    • Những người không được làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc hay Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng bản di chúc
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực: Người lập di chúc có thể yêu cầu chứng thưc bản di chúc

Di chúc miệng

Một người được lập di chúc miệng trong trường hợp tính mạng của người đó bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Các tranh chấp thường gặp liên quan đến di chúc

Các tranh chấp liên quan đến di chúc thường gặp có thể kể đến như:

  • Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế
  • Tranh chấp về cách hiểu nội dung di chúc
  • Tranh chấp về hiệu lực của di chúc
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản
  • Tranh chấp liên quan đến người được hưởng thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Tư vấn hướng giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc

Tư vấn hướng giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc
Tư vấn hướng giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi bổ sung), những tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Vì vậy, trong quá trình phân chia di sản thừa kế xảy ra tranh chấp,  người thừa kế có thể khởi kiện tại Toà án nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

Nộp đơn khởi kiện các tranh chấp liên quan đến di chúc ở đâu?

Nộp đơn khởi kiện các tranh chấp liên quan đến di chúc ở đâu?
Nộp đơn khởi kiện các tranh chấp liên quan đến di chúc ở đâu?

Thẩm quyển giải quyết tranh chấp liên quan dến di chúc của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Nếu đối tượng tranh chấp không phải bất động sản thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức 
  • Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

Trình tự nộp đơn khởi kiện

  • Bước 1: Nguyên đơn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp liên quan đến di chúc bao gồm: Đơn khởi kiện, CCCD/CMND của người nộp đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu trong đơn khởi kiện và các giấy tờ khác liên quan.
  • Bước 2: Nguyên đơn nộp bộ hồ sơ khởi kiện theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu của Toà án để được tiến hành thụ lý giải quyết
  • Bước 4: Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố Tụng dân sự

Trên đây là tư vấn  của Nguyên Luật về Những tranh chấp thường gặp  liên quan đến di chúc và cách giải quyết. Lưu ý rằng, mỗi trường hợp tranh chấp sẽ có từng các giải quyết cụ thể khác nhau. Để được tư vấn cụ thể về từng tranh chấp liên quan đến di chúc, vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Cộng sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.

Trân trọng!

.
.
.
.
# # #