0931 79 92 92

Công chức là gì? Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?

Công chức là gì? Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?

Công chức là gì? Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?

Công chức là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, được tuyển dụng chính thức và làm việc dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, nhằm thực hiện các công việc quản lý nhà nước. Về mặt pháp lý, công chức thường phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp và sự độc lập trong khi thực thi công vụ, điều này bao gồm cả các hạn chế về hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính cá nhân.

Theo pháp luật hiện hành, công chức không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoặc tham gia trực tiếp vào quản lý doanh nghiệp, nhằm tránh xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch cũng như hiệu quả của quản lý nhà nước. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công và duy trì sự tín nhiệm của công chúng vào hệ thống quản lý nhà nước.

Cơ sở pháp lý về việc công chức không được phép góp vốn vào doanh nghiệp được quy định cụ thể trong luật của Việt Nam.
Cơ sở pháp lý về việc công chức không được phép góp vốn vào doanh nghiệp được quy định cụ thể trong luật của Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý về việc công chức không được phép góp vốn vào doanh nghiệp được quy định cụ thể trong luật của Việt Nam. Theo 3 bộ luật liên quan như sau:

  • Luật cán bộ, công chức
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật phòng chống tham nhũng

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019.

Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 17 Luật doanh nghiệp thì cán bộ, công chức, kể cả viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức hoàn toàn không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nguyên nhân pháp luật đưa ra quy định cấm cán bộ, công chức thành lập doanh nghiệp vì các cá nhân này là những người có quyền hạn trong quản lý nhà nước, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng và đan xen quyền lực trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp, gây ra sự bất công bằng với những doanh nghiệp khác. 

Do đó, ngoài việc chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật phòng chống tham nhũng cũng đưa ra quy định cấm các đối tượng nắm giữ chức vụ quyền hạn thực hiện một số hành vi. Cụ thể, tại Điểm b, d, khoản 2, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng quy định:

“2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ”.

Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?
Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?

Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp hay không?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 17 Luật doanh nghiệp thì cán bộ, công chức vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tuy nhiên, việc góp vốn này phải đáp ứng các điều kiện:

  • Không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp
  • Không thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật phòng chống tham nhũng.

Trong đó:

(1) Người quản lý và người điều hành bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý, điều hành khác theo quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 24, Điều 4 Luật doanh nghiệp)

(2) Các trường hợp không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật phòng chống tham nhũng bao gồm:

  • Cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. (Điều 20 Luật cán bộ, công chức)
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng)

Như vậy, mặc dù cán bộ, công chức không được thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên cán bộ, công chức vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một số loại hình doanh nghiệp nhất định nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

.
.
.
.
# # #