0931 79 92 92

Xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài Thủ tục thực hiện như thế nào

Xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Hiện nay, thị trường Việt Nam đang thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các thủ tục xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài Thủ tục thực hiện như thế nào
Xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài Thủ tục thực hiện như thế nào

Để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài (ký hiệu là ĐT) tại Việt Nam là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu.

Vậy điều kiện để được cấp thị thực và trình tự, thủ tục thực hiện cấp thị thực được tiến hành như thế nào, Nguyên Luật xin tư vấn đến quý khách hàng tại bài viết dưới đây.

Visa cho nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Tương tự như visa lao động, visa cho nhà đầu tư nước ngoài là một hình thức thị thực cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử.

Các loại visa cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay

Các loại visa cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay
Các loại visa cho nhà đầu tư nước ngoài hiện nay

Theo quy định của Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam hiện hành, hình thức thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài gồm 4 loại sau đây:

  1. ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định. Hiệu lực của thị thực ký hiệu ĐT 1 không quá 02 năm.
  2. ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định. Hiệu lực của thị thực ký hiệu ĐT2 không quá 02 năm.
  3. ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng. Hiệu lực của thị thực ký hiệu ĐT3 không quá 03 năm.
  4. ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Hiệu lực của thị thực ký hiệu ĐT4 có thời hạn không quá 12 tháng.

Điều kiện cấp thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài

Tại Điều 10 Văn bản hợp nhất số 27/VNHN-VPQH Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam quy định về điều kiện cấp thị thực cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

  1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
  2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh
  3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất số 27/VNHN-VPQHLuật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
  4. Ngoài ra, người nước ngoài đầu tư vào Việt nam phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư.

Thủ tục cấp thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài

Để người nước ngoài được cấp visa đầu tư , bạn cần thực hiện những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin chấp thuận cấp thị thực (visa) lao động bao gồm:

a)  Trường hợp cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh

  • Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành (mẫu NA2);
  • Giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); 
  • Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
  • Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

b)  Trường hợp cá nhân mời, bảo lãnh

  • Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành (mẫu NA3);
  • Giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân; 
  • Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ thường trú/ thẻ tạm trú của người bảo lãnh.

(Điều 16 Văn bản hợp nhất số 27/VBHN-VPQH Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA, Thông tư 04/2015/TT-BCA)

Thủ tục cấp thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục cấp thị thực (visa) cho nhà đầu tư nước ngoài

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thục (visa) đầu tư tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an

Nhà đầu tư nước ngoài phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh cho nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Bước 3: Giải quyết đề nghị cấp thị thực

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, khi nhà đầu nước ngoài xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam; hay trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 4: Thông báo cho nhà đầu tư nước ngoài

Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Buớc 5: Đóng lệ phí và nhận thị thực

Hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam gồm:

  • 01 Tờ khai đề nghị cấp thị thực (mẫu NA1);
  • Kèm 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời);
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu);
  • Văn bản thông báo chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an). 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Những biểu mẫu trong thủ tục xin visa đầu tư cho người nước ngoài

STTTên Biểu Mẫu
1Mẫu (Form) NA1: Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam.Tải Về
2Mẫu (Form) NA2: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh.Tải Về
3Mẫu (Form) NA3: Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh.Tải Về
4Mẫu (Form) NA5: Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú.Tải Về
5Mẫu (Form) NA16: Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.Tải Về
Những biểu mẫu trong thủ tục xin visa đầu tư cho người nước ngoài

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật. Chúng tôi tin rằng những thông tin về thủ tục xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn. 

 Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931 79 92 92 (Luật sư Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ,thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả!

.
.
.
.
# # #