0931 79 92 92

Thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?

Thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?

Thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư là một bước quan trọng và cần thiết. Hồ sơ này cung cấp thông tin chi tiết về dự án đầu tư, bao gồm các phương thức vốn, nguồn vốn, tiến độ triển khai và phân tích thị trường. Việc chuẩn bị một hồ sơ đề nghị chất lượng và chính xác không chỉ giúp nhà đầu tư thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, mà còn giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư.

Thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?
Thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?

Trong bài viết này, Nguyên Luật sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết về thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phân có sự khác nhau về thành phần hồ sơ giữa dự án do nhà đầu tư đề xuất và dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập, cụ thể như sau:

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, trong trường hợp dự án đầu tư do chính nhà đầu tư đề xuất, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  4.  Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

  1. Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  2. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  3. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  4. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, trong trường hợp dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
  2. Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
  3. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, bổ sung bởi khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư số 03/2022/QH15, những nội dung được thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

  1. Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  2. Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
  3. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  4. Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  5. Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  6. Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
  7. Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa

Trên đây là tư vấn của Nguyên Luật về thành phần hồ sơ đề nghị chấp thuận đầu tư.  Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Cộng sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở chính: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.

Trân trọng!

.
.
.
.
# # #