0931 79 92 92

Phân chia di sản thừa kế 2023- Tư vấn thủ tục, giải quyết tranh chấp

Tư vấn và hỗ trợ phân chia tài sản thừa kế mới nhất 2023

Phân chia di sản thừa kế 2023- Tư vấn thủ tục, giải quyết tranh chấp

Nhu cầu hưởng di sản thừa kế ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy định cũng như các cách phân chia di sản của người chết để lại. Để làm rõ vấn đề này, Nguyên Luật xin thông tin đến quý bạn đọc quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành ngay tại bài viết dưới đây!

Tư vấn và hỗ trợ phân chia tài sản thừa kế mới nhất 2023
Tư vấn và hỗ trợ phân chia tài sản thừa kế mới nhất 2023

Tổng quan về phân chia di sản thừa kế

Di sản được hiểu đơn giản là phần tài sản do người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Người thừa kế di sản là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Các cách phân chia di sản thừa kế

 Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật hay hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc như thế nào?

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân chia di sản theo di chúc như thế nào?
Phân chia di sản theo di chúc như thế nào?

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Về thủ tục thừa kế theo di chúc Quý khách có thể thêm tại bài viết về “Hỗ trợ thủ tục thừa kế theo di chúc” https://nguyenluat.com/ho-tro-thu-tuc-thua-ke-theo-di-chuc/

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Những trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a)    Không có di chúc;

b)   Di chúc không hợp pháp;

c)    Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d)   Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bên cạnh đó, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a)    Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b)   Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c)    Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người nào được phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định những người được thừa kế theo pháp luật theo thứ tự hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật theo nguyên tắc gì?

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,  do không có quyền hưởng di sản, do bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Phân chia di sản theo pháp luật theo nguyên tắc gì?
Phân chia di sản theo pháp luật theo nguyên tắc gì?

Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng và thực hiện phân chia di sản.

Giải quyết tranh chấp trong phân chia di sản thừa kế

Việc phân chia di sản thường phát sinh các tranh chấp giữa những người được hưởng thừa kế bởi lẽ việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của mỗi cá nhân/ tổ chức.

Tranh chấp về thừa kế thường bao gồm:  Tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…

Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình chia di sản thừa kế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình

Về thủ tục giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế Quý khách có thể thêm tại bài viết về Thủ tục giải quyết tranh chấp https://nguyenluat.com/giai-quyet-tranh-chap-di-san-thua-ke-moi-nhat/

Trân trọng!

Nếu bạn cần sự tư vấn vui lòng gọi Hotline: 0931. 177. 377 (Mr. Trung). Chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp các thắc mắc hay tư vấn, giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn.

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Công ty Luật TNHH Nguyên Luật và Công sự tại địa chỉ:

  • Trụ sở: 135 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Dương: 547 Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, Bình Dương.
.
.
.
.
# # #